Ông Lê Hoàng Châu hiến kế 2 phương án "chữa cháy" Nghị định 30 đang gây ách tắc hàng trăm dự án bất động sản

Nghị định 30/2021 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở) đã khiến các dự án nhà ở thương mại gần như tắc 100%.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo tháo gỡ ách tắc từ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở) vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 26.3.2021.

Theo đó, vấn đề được quan tâm nhất là Nghị định 30 quy định trường hợp dự án có “dính” đến đất ở mới được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở. Còn lại, tất cả các nhà đầu tư có quyền sử dụng đất khác nhưng không “dính” một chút đất ở nào (như trường hợp chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không có đất ở) thì không được lựa chọn chủ đầu tư. Như vậy, dự án phải là đất ở hoàn toàn hoặc có một vài mét vuông đất ở thì có thể triển khai được. Trong khi hiện nay đa số là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh nên gần như tất cả các dự án mới bị tắc.

Theo ông Châu, những vướng mắc về công nhận “chủ đầu tư” đã khiến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không được công nhận chủ đầu tư do không có 100% đất ở gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp, thậm chí có nguy cơ bị phá sản… Tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 9/2018 đã có 126 dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư do không có 100% đất ở.

Trước mắt để "chữa cháy", Hiệp hội đề xuất lựa chọn một trong 02 phương án xử lý như sau:

Phương án 1, hiệp hội đề nghị xem xét bổ sung thêm cụm từ "bao gồm có quyền sử dụng đất ở, hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác, hoặc có quyền sử dụng đất các loại đất khác (không phải đất ở)" vào cuối điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, như sau:

Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở, bao gồm có quyền sử dụng đất ở, hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác, hoặc có quyền sử dụng đất các loại đất khác không phải là đất ở".

Phương án 2, hiệp hội đề nghị xem xét bổ sung thêm điểm d (mới) vào Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP(được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP), như sau:

"Có quyền sử dụng đất các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư nếu có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở 2014, Khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai 2013, Điều 10 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014".

Về lâu dài, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Quốc hội xem xét,xây dựng lại mới Luật Nhà ở trong năm 2021, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở 2014, trong đó có Khoản 1 và Khoản