Những ông lớn địa ốc nào đang sở hữu quỹ đất lớn ở khu vực phía Nam?

Không chỉ có trong tay quỹ đất lớn, nhiều doanh nghiệp BĐS còn tính chuyện mở rộng quỹ đất, chuyển từ mô hình doanh nghiệp quy mô nhỏ sang quy mô tầm cỡ lớn với kì vọng bứt phá về doanh thu và lợi nhuận.

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, từ năm 2020, quỹ đất để phát triển dự án tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang,... ngày càng trở nên khan hiếm, giá đất theo đó ngày một tăng cao.

Nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng tìm đến những vùng đất mới, còn nhiều dư địa để phát triển dự án như Tây Nguyên, các tỉnh ven biển miền Trung, phía Tây Bắc hay các đô thị vệ tinh Hà Nội, Tp.HCM...

Tại ĐHĐCĐ thường niên, nhiều doanh nghiệp BĐS đã trình kế hoạch mở rộng quỹ đất và được cổ đông thông qua, nhằm chuẩn bị chiến lược dài hơi sau giai đoạn dịch Covid-19 và phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong trung và dài hạn. Trong đó, nhiều doanh nghiệp tính đến việc đi xa hơn để mở rộng thị trường.

Theo thông tin tại Đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 của Tập đoàn Novaland, tính đến quý 1/2021, doanh nghiệp đã và đang phát triển quỹ đất hơn 5.400ha, tổng giá trị phát triển dự án của quỹ đất này ước đạt gần 45 tỷ USD. 

Đại diện Novaland cho biết, dựa trên những thành quả đầu tiên sau 3 năm triển khai các dự án tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Tập đoàn này sẽ xem xét mở rộng quỹ đất tại một số địa phương như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định. Mục tiêu đến năm 2030, Novaland bổ sung thêm quỹ đất 10.000ha, nâng tổng quỹ đất lên 15.000ha để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. 

Theo doanh nghiệp này, 3 dự án trọng điểm NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa - Vũng Tàu), NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận), và Aqua City (Đồng Nai) sẽ được đẩy nhanh tiến độ triển khai để đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, lợi nhuận trong 3 năm tới, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu.

Hay, theo báo cáo mới đây của Tập đoàn An Gia, giai đoạn 2021-2026, doanh nghiệp dự kiến sẽ triển khai 11 dự án, với tổng số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường là 21.488 sản phẩm, lần lượt gấp 2 lần về dự án và gấp 8,48 lần số sản phẩm, quy mô diện tích sàn thương mại gấp 8,97 lần so với giai đoạn 2015-2021. Điểm rơi lợi nhuận của AGG dự kiến từ năm 2021 đến từ 11 dự án trên, qua đó duy trì được dòng tiền, và tốc độ tăng trưởng qua các năm.

Hiện doanh nghiệp này sở hữu quỹ đất với quy mô 103 ha (cho 11 dự án nói trên), trong đó tỷ lệ quỹ đất tại Tp.HCM chiếm 47,5% tổng quỹ đất. Nếu so sánh về quy mô vốn, AGG chỉ ở top dưới so với các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành khác, vốn chủ sở hữu chỉ 2.277 tỷ đồng, nhưng quỹ đất lại ở mức tương đối so với bình quân ngành.

Tính đến 30/6, An Gia có vốn điều lệ hơn 827,5 tỷ đồng. Theo kế hoạch, trong nửa cuối năm 2021, công ty sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 để gấp đôi vốn điều lệ, dự kiến đạt hơn 1.737 tỷ đồng. Số tiền thu được từ phát hành nhằm bổ sung vốn đầu tư, mở rộng quỹ đất.

Nằm trong kế hoạch mở rộng quỹ đất, định hướng triển khai xây dựng những khu phức hợp biệt lập, nửa đầu năm, đơn vị này cũng thực hiện thương vụ M