Nhiều “ông lớn” đổ bộ vào các khu công nghiệp Bình Phước: Đi trước để đón đầu

2021 tiếp tục là một năm sóng gió của nền kinh tế với nhiều biến động khó lường từ tác động của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, đứng trước những thách thức, sức hút đầu tư vào các khu công nghiệp đặc biệt là vùng trọng điểm phía nam như Bình Dương, Bình Phước vẫn đang dần "nóng" lên với sự chủ động tích cực dọn đường cho nhiều "ông lớn" đổ bộ bằng nhiều điểm cộng hấp dẫn.

Thay đổi trong ‘điểm nhìn’ của nhà đầu tư 

Trong bối cảnh Việt Nam trở thành điểm dịch chuyển của nhiều nhà máy lớn, các khu công nghiệp vì vậy ngày càng tỏa "sức nóng" và trở thành lựa chọn mới đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Do vậy, kết thúc năm 2020, nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường đã đưa ra dự báo thiếu hụt nguồn cung cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp trong tương lai. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy quỹ đất khu công nghiệp tại vùng trọng điểm phía nam khá cao, cụ thể: TP.HCM là 88%, Bình Dương là 99%, Đồng Nai là 94%, Long An là 84%, Bà Rịa–Vũng Tàu là 79%.

Sự lệch pha cung cầu thể hiện rõ như diện tích đất trống tại các khu vực chính như Bình Dương, Đồng Nai, HCM… đang dần trở nên khan hiếm. Dù từ cuối năm 2020 đến nay, hàng chục KCN đã được đồng ý bổ sung vào quy hoạch cũng như duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, Các KCN mới được phê duyệt cũng cần thời gian chuẩn bị ra mắt. Chưa kể, trong tương lai gần: quỹ đất KCN tại các thủ phủ công nghiệp cũ sẽ không được bổ sung nguồn cung kịp thời. Và chi phí thuê đất KCN vẫn sẽ tiếp tục tăng cao bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Do đó, đã có nhiều những thay đổi trong "điểm nhìn" của các nhà đầu tư, xu hướng mới là sẽ tìm về các KCN vệ tinh để có quỹ đất tốt, đủ nhu cầu kích thước dây chuyền sản xuất của mình và giá thuê phù hợp, điển hình như các KCN tại Bình Phước.

Chọn mặt gửi vàng

Gần đây, Japfa Comfeed Việt Nam – thành viên của tập đoàn Japfa Limited có trụ sở tại Singapore đã nhanh chóng tìm kiếm, quyết định đầu tư vào KCN MINH HƯNG SIKICO tỉnh Bình Phước. Đây là chuỗi dự án đầu tư với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuỷ sản, trang trại, nhà máy giết mổ và chế biến thịt heo và gia cầm với tổng mức đầu tư 230 triệu USD, tương đương với hơn 5.300 tỷ đồng.

Khi được hỏi vì sao MINH HƯNG SIKICO thành công trong việc thu hút đầu tư vào KCN, một đại diện chủ đầu tư chia sẻ: "Năm điều quan trọng nhất khi chúng tôi kinh doanh lĩnh vực KCN là: KCN phải có vị trí thuận lợi, dễ dàng kết nối với các tuyến quốc lộ chính, cảng biển; Khả năng tiếp nhận đa dạng các ngành nghề đầu tư; Quỹ đất có quy hoạch tốt, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại; Chủ đầu tư luôn đặt mình vào vị trí nhà đầu tư để hiểu họ lo lắng điều gì để cùng đồng hành với họ; và cuối cùng là được hưởng lợi từ chính sách thu hút đầu tư tích của tỉnh Bình Phước.

Nhiều “ông lớn” đổ bộ vào các khu công nghiệp Bình Phước: Đi trước để đón đầu - Ảnh 1.

Quan trọng hơn, vị đại diện này chia sẻ: Nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, thời gian gần đây, khá nhiều nhà đầu tư tại Bình Dương tìm tới KCN MINH HƯNG SIKICO để mở rộng cơ sở sản xuất.

Thứ nhất là KCN MINH HƯNG SIKICO cách Bình Dương chỉ 1h di chuyển, dễ dàng kết nối với TP.HCM, Đồng Nai thông qua tuyến quốc lộ 13, 14, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Đặc biệt, hệ thống giao thông của tỉnh được chú trọng đầu tư với các tuyến đường đã được Chính phủ thống nhất chủ trương thực hiện như cao tốc HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh kết nối đến cảng Cái Mép - Thị Vải, tuyến cao tốc Đắk Nông - Bình Phước, tuyến  ĐT753B và Cầu Mã Đà kết nối với Đồng Nai và sân bay Quốc tế Long Thành…

Thứ hai, KCN có thể tiếp nhận đa dạng ngành nghề: từ công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phát sinh nước thải