Người dân Tp.HCM có thể đi du lịch Cần Giờ vào cuối tháng 9, BĐS nơi đây sẽ diễn biến ra sao?

Không có gì là không xảy ra với thị trường BĐS nếu thời gian nén quá lâu về nhu cầu có thể “bật dậy” bất cứ lúc nào, nhất là khi, dịch được kiểm soát ổn định, dự báo của chuyên gia, phân khúc đất nền sẽ diễn ra cơn sốt nhẹ.

Tuy nhiên, thông tin về một tín hiệu lạc quan của dịch bệnh liệu đã đủ để tạo cơn sốt cho thị trường BĐS thì còn nhiều góc nhìn khác nhau. Bởi, vốn dĩ BĐS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trước khi tạo nên một "cơn sốt" thực sự.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ, Bí thư thành uỷ Tp.HCM Nguyễn Văn Nên, có nhiều gợi mở về kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế của huyện ngoại thành này. Theo ông Nên, huyện Cần Giờ đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và tiếp tục cố gắng giữ vững trong sạch địa bàn để phát triển dịch vụ, du lịch.

Theo đó, Cần Giờ chuẩn bị điểm đến an toàn, người dân đi du lịch an toàn, nếu có rủi ro thì chuẩn bị phương án xử lý. Bởi hiện nay, người dân thành phố đã trải qua hơn 3 tháng giãn cách xã hội nên muốn được đi ra ngoài tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức vài món ăn rồi cuối ngày về lại thành phố.

Người dân có thể đi du lịch Cần Giờ vào cuối tháng 9/2201. Huyện này sẽ mở hoạt động 1 tour hoặc điểm du lịch để góp phần khôi phục lại hoạt động dịch vụ. Cùng với đó, xem xét mở lại hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, ăn uống tại chỗ với quy mô nhỏ nhưng đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người) tùy theo mức độ kiểm soát dịch bệnh và khuyến nghị của ngành y tế.

Đồng thời, trong giai đoạn 2 (từ 31-10 đến 31-12), khi hầu hết người dân đã có thẻ xanh Covid-19, huyện Cần Giờ sẽ khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Cụ thể, huyện sẽ xem xét mở rộng quy mô hoạt động đối với các lĩnh vực và đối tượng cho phép ở giai đoạn 1, cùng với đó bổ sung các hoạt động khác như xem xét mở lại hoạt động ăn uống tại chỗ với mọi qui mô, các hoạt động vận tải công cộng có giới hạn tương đối như xe buýt tùy theo mức độ kiểm soát dịch và khuyến nghị của ngành y TP…

Cũng theo bí thư Thành uỷ TP, một huyện ngoại thành khác là Củ Chi cũng tính toán mở lại du lịch địa đạo, nhưng ở Củ Chi thì độ an toàn khó hơn vì tiếp giáp Hóc Môn, một địa bàn còn khá phức tạp về dịch bệnh. Trong khi đó, Cần Giờ có địa hình khép kín, biệt lập với thành phố nên có điều kiện thuận lợi hơn nên cần triển khai sớm.

Câu hỏi đặt ra, liệu thông tin về mở cửa du lịch tại Cần Giờ có tạo nên một cơn sốt BĐS tại khu vực này? Bởi vốn nơi đây, đã nhiều lần sốt nóng dưới tác động của các thông tin tích cực.

Cụ thể, vào quý 1/2021, thông tin lên quận hay việc công bố chiến lược xây dựng huyện Cần Giờ thành một thành phố biển đã khiến giá đất các huyện ngoại thành TP.HCM tăng chóng mặt. Thời điểm đó, rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu BĐS ở các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi...

Người dân Tp.HCM có thể đi du lịch Cần Giờ vào cuối tháng 9, BĐS nơi đây sẽ diễn biến ra sao? - Ảnh 1.

BĐS Cần Giờ đã từng lên cơn sốt nhẹ thời điểm sau Tết Nguyên đán (quý 1/2021). Ảnh: Minh hoạ

Riêng huyện Cần Giờ giá đất tăng chóng mặt từng ngày. Thời điểm tháng 3,4/2021, giá đất huyện này đã tăng từ 5 - 6 triệu đồng/m2 so với năm ngoái, đặc biệt, đất càng gần tuyến đường nối ra biển Cần Giờ có giá càng cao. Nếu như 5 năm trước, Cần Giờ ít được các nhà đầu tư quan tâm vì đường xá xa xôi, lại phải qua phà Bình Khánh hơi vất vả, thì thông tin nhiều "ông lớn" chuẩn bị đổ bộ vào Cần Giờ, giá nhà đất nơi đây bắt đầu "nhảy múa".

Cụ thể, giá mặt tiền đường Rừng Sác (xã Bình Khánh), đoạn cách bến phà khoảng 2 km, có giá từ 60 - 70 triệu đồng/m2. Các tuyến đường nhỏ hơn khu vực này, giá đất cũng dao động trong khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền đường Tắc Xuất, Cần Thạnh - nối từ phà Vũng Tàu ra biển, giá đất được giao dịch khoảng 45 - 50 triệu đồng/m2, tăng 70 - 80% so với cùng kỳ. Chủ trương phát triển kinh tế biển, lấn biển của Tp.HCM và dự án phà cao tốc từ Cần Giờ đi Vũng Tàu khiến đất khu vực TT.Cần Thạnh sốt hơn bao giờ hết. Mặt tiền đường Tắc Xuất, đường đi bến phà Vũng Tàu - Cần Giờ đang có giá không dưới 43 triệu đồng/m2, so với tháng 6/2020 giá chỉ khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2 và không còn nhiều.

Theo báo cáo thị trường quý 1/2021 của Batdongsan.com.vn, huyện Cần Giờ là nơi có độ nóng hơn cả do kỳ vọng quy hoạch lên thành phố. Điều này thể hiện mức độ quan tâm của nhà đầu tư tăng cao nhất, tới 81%. Tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè mức độ quan tâm cũng tăng đáng kể, từ 22% đến 36%. Mức độ quan tâm dành cho huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) tăng 35%, Long Thành (Đồng Nai) tăng 12%. Trong khi đó, Tân Uyên (Bình Dương) tăng 7%.

Thời điểm đó, tỷ lệ tăng rao bán đất nền cũng tăng ở Cần Giờ (23%), Nhà Bè (16%), Biên Hòa (Đồng Nai (16%)...

Tuy nhiên, từ quý 2/2021 đến nay, BĐS Cần Giờ "im hơi lặng tiếng" như các khu vực khác khi dịch diễn biến phức tạp. Gần như BĐS nơi đây chỉ nóng nhanh khi các nhà đầu tư vào "khuấy" thị trường vài tháng sau Tết.

Hiện, giữa "bão" Covid-19, thông tin TP mở cửa để Cần Giờ đón khách du lịch nội địa (dự kiến cuối tháng 9/2021) lại đang đặt ra giả thuyết: BĐS Cần Giờ liệu có tái sốt?

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R