Covid đã “quay ngược cán cân” đầu tư
Đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Sự kéo dài ngoài tầm kiểm soát này đã thúc đẩy nhanh hơn làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ khu vực trung tâm ra vùng ven của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư bất động sản.
Quỹ đất trung tâm ngày càng khan hiếm, chưa kể thủ tục, pháp lý phức tạp và tác động của dịch bệnh là các yếu tố khiến nguồn cung của khu vực trung tâm khan hiếm. Điều này dẫn đến sự tất yếu của việc buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh, chủ động dịch chuyển ra thị trường ven đô. Đây là cách mà nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng để thích nghi và tồn tại.
Covid-19 khiến xu hướng đầu tư bất động sản có nhiều chuyển biến
Đất nền lâu nay luôn được ưa chuộng bởi là tài sản có giá trị sinh lời mạnh mẽ và bền vững trong khi phân khúc đất nền ở các tỉnh lẻ vừa túi tiền sẽ tăng nhanh. Từ đầu năm đến nay, dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng giá phân khúc này vẫn có xu hướng tăng mạnh, có nơi giá bất động sản tăng tới 50%. Chính vì ưu điểm đó, ở thời kỳ nào thì đất nền vẫn là kênh đầu tư được kỳ vọng.
Điểm nóng mới của thị trường bất động sản Tây Bắc
Sở hữu vị trí địa lý quan trọng, hạ tầng giao thông ngày càng phát triển, cộng thêm môi trường đầu tư thông thoáng, Yên Bái đang nổi lên là thị trường bất động sản giàu tiềm năng tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Từ khi tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào khai thác, Yên Bái trở thành huyết mạch giao thông quan trọng. Nhờ vậy, hàng loạt các chương trình quảng bá, thu hút đầu tư của tỉnh được triển khai, môi trường đầu tư tại đây đã có nhiều chuyển biến ngoạn mục.
Cánh đồng Mường Lò - Nghĩa lộ
Theo Quyết định số 322/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến năm 2030, tỉnh Yên Bái sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Nhờ vậy, giao thông của tỉnh Yên Bái càng được chú trọng đầu tư phát triển. Liên tiếp các dự án quan trọng được xây dựng như: Đường nối quốc lộ 32C với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cầu Cổ Phúc (huyện Trấn Yên) bắc qua sông Hồng,…
Chính quyền tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực đổi mới cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn. Nhờ vậy, địa phương này đã trở thành điểm sáng mới của toàn vùng, thu hút hàng chục tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước tìm đến với các dự án hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2021, Yên Bái dự kiến tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho thêm 2 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 13 triệu USD, dự kiến vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cấp Giấy chúng nhận đăng ký đầu tư đạt khoảng 40 triệu USD, tương đương 925 tỷ đồng.
Nhiều “ông lớn” trong giới bất động sản đã tích cực đầu tư tại đây, có thể kể đến như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Anphanam, Eurowindow Holding…
Nghĩa Lộ – “Cú hích” của thị trường bất động sản Yên Bái
Lấy du lịch làm mũi nhọn phát triển kinh tế, khu vực phía Tây thành phố với Nghĩa Lộ, Mù Căng Chải của Yên Bái là những cái tên đã trở nên cực kỳ “hot” với khách du lịch, là điểm nghỉ dưỡng mới và nhanh chóng nổi tiếng. Nghĩa Lộ cũng là cửa ngõ đưa du khách đến với Danh thắng cấp Quốc gia – Mù Căng Chải.
Nghĩa Lộ thành điểm đến du lịch
Một trong những điểm đưa Nghĩa Lộ trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đó là khí hậu nơi đây được ví như Đà Lạt của khu vực Tây Bắc với 4 mùa ôn hòa mát mẻ. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều Tập đoàn lớn về du lịch nghỉ dưỡng là Vingroup, FLC, Sun Group… đang quan tâm khảo sát.
Chưa kể tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên là những mỏ khoáng sản nguyên sơ chưa được khai thác… cũng là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản công nghiệp “nhòm ngó”.
Từ những lợi thế đó, lý giải tại sao giá đất nền tại Nghĩa Lộ lại tăng gần 2 - 3 lần trong vòng chỉ hơn 1 năm trở lại đây và được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” của thị trường bất động sản khu vực Tây Bắc.
Thêm nữa, dịch Covid-19 còn mất rất nhiều thời gian để kiểm soát, dẫn đến nhu cầu nghỉ dưỡng ở xa không được đáp ứng thì hình thức du lịch nghỉ dưỡng tại chỗ (staycation) lại nở rộ. Điều này càng khiến thị trường bất động sản tại Nghĩa Lộ trở nên sôi động, quỹ đất đẹp nhanh chóng được các nhà đầu tư sở hữu. Nghĩa Lộ xứng đáng là một ngôi sao sáng của thị trường bất động sản Tây Bắc.
Hiện tại, Nghĩa Lộ đang có 140 nhà hàng, dịch vụ ăn uống, 31 khách sạn, nhà nghỉ với trên 500 phòng, 15 hộ làm du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả. Doanh thu dịch vụ du lịch tại Nghĩa Lộ đã chạm mốc gần 80 tỷ đồng/năm ở thời điểm trước Covid-19. Khi Việt Nam kiểm soát được dịch bênh, nhu cầu nghỉ dưỡng tăng cao, ở Nghĩa Lộ vào các dịp cuối tuần hầu hết đều kín phòng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ở thời điểm hiện tại, khi nguồn cung tại các thành phố trung tâm dần một cạn kiệt, khả năng sinh lời thấp, thì việc đầu tư vào các thị trường tiềm năng tại tỉnh lẻ là một cách làm thông minh.
Nghĩa Lộ đã và đang là điểm đến văn hóa, du lịch và trải nghiệm độc đáo bậc nhất khu vực Tây Bắc, nâng tầm vị trí kinh tế, du lịch và là thị trường bất động sản sôi động, tiềm năng không chỉ của Yên Bái mà còn là của cả khu vực Tây Bắc.