Đó là nhận định của Thứ Trưởng bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tại khai mạc tuần lễ giao thương ngành nội thất Việt Nam "Vietnam Furniture Matching Week 2022", diễn ra sáng 13/4, tại Tp.HCM.
Tuần lễ này do Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ TP.HCM (HAWA) Cục Xúc Tiến Thương Mại (Vietrade), Sở công thương TP.HCM phối hợp cùng tổ chức, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tìm kiếm khách hàng mùa cao điểm khi dịch bệnh vẫn còn nhiều ngăn trở. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng để duy trì hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam với thị trường thế giới.
Trưởng Đỗ Thắng Hải - Bộ Công Thương cho rằng, đây là một hoạt động đóng vai trò quan trọng để duy trì hình ảnh của ngành Gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới trong mùa đặt hàng cao điểm 2022. Khi mà dịch bệnh Covid vẫn hạn chế việc đi lại quốc tế, việc giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ, các Bộ, Ngành lẫn các Hiệp hội. Thời gian tới, Bộ công thương sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ để góp sức cho DN nội thất Việt Nam tiếp tục nâng cao vị thế trên trường thế giới.
Theo Thứ trưởng, sự bùng phát trở lại và kéo dài của đại dịch Covid-19 trong năm 2021 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên trên mọi thách thức, nền kinh tế vẫn có những gam màu sáng với nhiều tín hiệu lạc quan. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, sự nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp… đã giúp Việt Nam duy trì sản xuất và xuất khẩu, với tổng kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020.
Đối với ngành sản xuất gỗ và nội thất của Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh, biến động về chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển, nguyên liệu đầu vào… kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt. Cụ thể năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, nhóm hàng hóa của Việt Nam, đạt 14,809 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Kết quả đạt được trước hết là nhờ sự chủ động, nỗ lực, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, cải thiện mẫu mã, chất lượng của sản phẩm.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương như: Chương trình cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu Quốc gia kể từ năm 2003 đến nay đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng xuất khẩu và duy trì thương hiệu sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc.
Khác với việc thiếu đơn hàng và tình trạng bị động khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2021, năm nay, nhu cầu nội thất thế giới đang trên đà tăng. Doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất Việt Nam hiện đã kín đơn hàng cho đến quý III, thậm chí là hết năm 2022.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa cũng cho rằng, năm 2021 là một năm đáng nhớ của ngành gỗ Việt Nam với nhiều thách thức, nhưng chúng ta đã vượt qua ngoạn mục và đạt thành tích đáng khích lệ với mức tăng trưởng gần 20% so với năm 2020. Trong suốt 2 năm 2020, 2021 khi dịch bệnh Covid làm gián đoạn các chương trình giao thương trực tiếp, với sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cùng sự vào cuộc của Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công thương Tp.HCM, HAWA cùng cộng động doanh nghiệp ngành Gỗ