Trong bối cảnh hiện nay, với tốc độ đô thị hóa nhanh tại thành phố lớn như Hà Nội, khiến quỹ đất tại vùng trung tâm ngày càng khan hiếm. Do đó, giá đất tại nội đô ngày càng tăng cao không ít nhà đầu tư tại Hà Nội có xu hướng chuyển dịch về các vùng nông thôn tìm kiếm cơ hội.
Các nhà đầu tư xuất hiện tại nông thôn khiến tình hình giao dịch đất đai ở làng trên xóm dưới trở nên nhộn nhịp. Theo đó, giá đất ở các vùng quê hiện nay cũng tăng chóng mặt khiến anh Nguyễn Văn Minh, sinh ra tại vùng nông thôn thuộc tỉnh Nam Định chia sẻ: “Tốt nghiệp đại học, đi làm cũng được 9 năm, làm việc tại đô thị lớn như TP. HCM với mức lương 35 triệu đồng/tháng, đây được cho là mức lương thuộc top cao so với thu nhập bình quân tại Việt Nam”, anh Minh chia sẻ.
Khi đợt Tết Nguyên đán vừa qua, vì tình hình dịch bệnh căng thẳng nên anh ở lại TP. HCM, vừa giữ an toàn cho người nhà cũng như bản thân anh. Mới đây, anh Minh về lại quê thăm hỏi người thân, được nghe chia sẻ từ mọi người, anh cũng phải “ngã ngửa” vì giá đất liên tục tăng “đột biến”, so sánh với số tiền tiết kiệm của anh trong 5 năm gần đây cũng không đủ mua một mảnh đất ở quê nhà.
“Nhiều người khoe, sau khi bán đất họ đã có tiền tỷ trong tay để làm vốn tiết kiệm, làm ăn kinh doanh, xây sửa lại nhà cửa khang trang. Đứa em họ tôi ngày vẫn học đại học tại Hà Nội thì nay cũng bỏ phố về quê để làm môi giới bất động sản. Không chỉ em của tôi mà nhiều người khác ở quê dù đã có công việc nhưng cũng bỏ để đi làm môi giới đất”, anh Minh nói.
Theo anh Minh nhẩm tính, trong 5 năm gần đây, số tiền tiết kiệm được trong tay anh khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng nếu đem hết số tiền này để mua một mảnh đất tại quê nằm ở mặt đường giao thông lớn thì anh vẫn còn thiếu đến 50%.
“Một mảnh đất có diện tích khoảng 100m2, với mức giá thấp nhất ở đường lớn là 15 triệu đồng/m2 thì cần 1,5 tỷ đồng mới có thể mua, chưa tính chi phí sang tên hay đóng thuế. Còn trong ngõ ô tô chạy thì cũng đã có giá 8 - 9 triệu đồng/m2. Mức lương của tôi cũng thuộc loại cao mà sau 5 năm đi làm vẫn không đủ mua mảnh đất ở quê. Tôi nói vui với một số người bạn thoát ly khỏi quê đi nơi khác làm việc như tôi rằng, bây giờ muốn về quê mua đất để sau về già ở đều rất khó”, anh Minh cười nói.
Còn anh Hoàng (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) cho biết, năm 2011 anh tốt nghiệp đại học tại Hà Nội và đi làm với mức lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng. Mức lương này chỉ đủ để anh chi tiêu sinh hoạt và gửi về quê nên chưa có tiền tích lũy.
Sau nhiều năm kinh nghiệm, mức lương của anh tăng dần lên 25 triệu đồng/tháng. Lúc này anh mới tính đến việc tiết kiệm để mua nhà, lấy vợ. Hiện tại anh có trong tay khoảng 800 triệu đồng. Với số tiền này, anh cũng dự tính sẽ mua một mảnh đất ở quê.
Tuy nhiên, đợt Tết vừa rồi về quê, anh Thịnh rất ngỡ ngàng khi mới chỉ trong 2 năm giá đất ở quê có mảnh đã tăng 2 - 3 lần. Các nhà đầu tư xuất hiện tại nông thôn khiến tình hình giao dịch đất đai ở làng trên xóm dưới trở nên nhộn nhịp. Đi tới đâu cũng râm ran chuyện mua bán đất.
Có những mảnh đất nằm trong đường ngõ trước kia tưởng như không có giá trị thì nay cũng lên đến 5 - 7 triệu đồng/m2. Có mảnh đất đấu giá ở dự án khu đô thị cũng lên tới 13 - 17 triệu đồng/m2.
Nhiều người trong làng trước kia chỉ làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn nhưng sau khi bán đất, họ đã có tiền tỷ trong tay để xây lại nhà cửa khang trang, đẹp đẽ.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, bất động sản là một trong những kênh được người dân chọn đầu tư nhiều nhất thời gian qua.
“Trong hai năm dịch bệnh hoành hành, lượng giao dịch đổ vào bất động sản lại càng tăng do tiền dư rỗi rãi, nhiều người chuyển hướng vào đất đai như một kênh đầu tư sinh lời dài hạn. Điều này lý giải cho làn sóng lao vào bất động sản liên tục trong thời gian qua”, vị chuyên gia nói.
Tuy nhiên, giá tăng cao bất thường sẽ tạo ra sự tích tụ bong bóng. Vì thế, dù thời điểm này giá đất ở các địa phương ngoại thành Hà Nội không “phình” to như những năm trước, nhưng tốc độ tăng như hiện nay cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư cần cẩn trọng.
“Một hệ quả đáng buồn là khi giá đất thiết lập một mặt bằng mới, trong nhiều trường hợp, mức giá đó vượt xa thu nhập của người dân và không ít người dù có nhu cầu ở thực cũng không thể mua nổi đất”, ông Đính đưa ra quan điểm.
#/nga-ngua-khi-tien-tiet-kiem-5-nam-van-bi-gia-dat-que-bo-xa-20220401225221337.chn