Lộc Nam - Cửa ngõ phía nam Bảo Lộc và định hướng mở rộng Thành phố

Là một trong những đầu mối giao thương với các vùng kinh tế quốc gia, TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) tiến tới thực hiện quy hoạch, mở rộng tạo vị thế mới, tận dụng lợi thế, thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa… trở thành điểm đến mới của giới đầu tư bất động sản (BĐS) sinh thái.


Thác Dambri – địa danh du lịch nổi tiếng của Bảo Lộc. Ảnh: S.T

Phát huy thế mạnh của TP. Bảo Lộc

Theo Đồ án Quy hoạch chung TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040, không gian đô thị TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận sẽ được mở rộng rộng lên hơn 597 km2, bao gồm các xã Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc và Lộc Nam (huyện Bảo Lâm). Năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 4.800 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.500 ha. Quy mô dân số đô thị khoảng 320.000 người; trong đó, nội thị là 168.000 người và ngoại thị 72.000 người.


TP.Bảo Lộc – một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: S.T

Vai trò mới của Bảo Lộc đối với tỉnh Lâm Đồng là xây dựng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược phát triển thành phố gắn liền với vùng phụ cận phía Nam, để phát huy vai trò, tính chất và động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; xứng tầm là đô thị cấp vùng, một thành phố tỉnh lỵ trong tương lai.

TP. Bảo Lộc là đô thị tổng hợp, trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh. Do đó, việc tổ chức định hình không gian cho TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận tạo thành một cực phát triển về kinh tế - xã hội cân bằng so với khu vực phía Bắc tỉnh là TP. Đà Lạt và khu vực trung tâm tỉnh.


Bản đồ địa lý tỉnh Lâm Đồng

Việc phát triển mở rộng không gian TP. Bảo Lộc ra khu vực phụ cận sẽ phát huy được các yếu tố đặc trưng về văn hóa, bản sắc tự nhiên của khu vực, gắn kết hệ thống cảnh quan mặt nước - suối - núi, mang lại lợi ích chung cho Bảo Lộc và khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.

Khai thác cảnh quan tại thác Đạm B’ri, hồ Nam Phương, hồ Lộc Nam, núi Đại Bình hay những điểm du lịch nổi tiếng như Cổng Trời "Chùa Linh Quy Pháp Ấn", các khu vực triền dốc, không gian mở và các khu dân cư truyền thống, hệ thống cảnh quan mặt nước - suối - núi... giúp phát triển hình ảnh của một đô thị trên cao nguyên đặc thù, hiện đại, sinh thái bên cạnh các khu dân cư lâu đời.

Lâm Đồng - điểm đến của giới đầu tư bất động sản sinh thái

Sau đại dịch Covid-19, xu hướng "bỏ phố về vườn" đang thể hiện rõ nét trên thị trường bất động sản. Trong bất động sản nghỉ dưỡng sinh thái, cụ thể là sản phẩm ngôi nhà thứ hai khiến nhiều người rời bỏ thành phố để tìm kiếm loại hình này.

Nhờ đáp ứng được điều kiện về thiên nhiên, các khu vực như TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang nổi lên mô hình nhà vườn, khu sinh thái, thu hút đông đảo giới đầu tư địa ốc và người mua ở.

Số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng chỉ ra, TP.Bảo Lộc đang có 48 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư để xây dựng thành phố sinh thái và dịch vụ, nghỉ dưỡng.

Đồ án quy hoạch chung TP.Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 mang lại những lợi thế riêng cho thị trường bất động sản khu vực trong tương lai. Theo đó, TP.Bảo Lộc định hướng trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và tiệm cận tiêu chí đô thị loại I vào năm 2040 theo hướng quy mô tương đương tỉnh lỵ, đầu mối giao thông về đường bộ, kết nối với đường hàng không của vùng và quốc gia, trở thành một điểm đến hấp dẫn phía Nam của tỉnh Lâm Đồng trong tương lai. Phạm vi mở rộng đến các vùng phụ cận TP.Bảo Lộc, địa phương trong Lâm Đồng và giáp ranh với tỉnh.


Dự án Làng sinh thái trên núi của một nhà đầu tư tại TP. Bảo Lộc

Cùng với quy hoạch, hệ thống hạ tầng xã hội cũng được đầu tư mạnh tại khu vực này. Trong đó, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đang sắp xếp vốn để triển khai đoạn Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Dự án đi vào khai thác giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang - Đà Lạt – TP.HCM, kết nối giao thông thuận tiện với các tỉnh Đông Nam bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

Đặc biệt, tuyến QL55 kết nối TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng đi các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ là tuyến đường huyết mạch trọng điểm, tuyến quốc lộ này sẽ đi qua Lộc Nam và Lộc Thành, huyện Bảo Lâm và sau này theo định hướng phát triển của tỉnh sẽ sáp nhập vào TP. Bảo Lộc.

Với việc quy hoạch bài bản và hạ tầng đồng bộ trong tương lai, nhiều chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản tại TP.Bảo Lộc sẽ có tiềm năng tăng giá, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.