Khó chồng khó
Dự án đường vành đai phía Tây dài hơn 19 km nối quốc lộ 14B với đường Hồ Chí Minh có tổng vốn 1.499 tỷ đồng, khởi công từ năm 2018, dự kiến đưa vào khai thác năm 2021. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng, năng lực nhà thầu hạn chế, tiến độ thi công kéo dài dẫn tới đội vốn, phát sinh chi phí lớn.
Tại thời điểm hiện tại, dự án vẫn dang dở, nhiều đoạn vẫn chưa thi công xong nền đường, nhiều nơi còn tắc mặt bằng. Trong khi đó, tiến độ phải hoàn thành theo yêu cầu của UBND TP. Đà Nẵng là 30/9 đang cận kề. Không chỉ dừng ở tắc mặt bằng, thời điểm này giá nguyên, nhiên liệu đã đội lên rất cao so với thời điểm hai năm trước, khiến nhà thầu thêm khó khăn, tác động đến tiến độ dự án.
Đại diện nhà thầu Tổng Công ty Trường Sơn cho biết, dự án kéo dài khiến đơn vị gặp nhiều khó khăn, nút thắt mặt bằng chưa dứt điểm thì nay đến bão giá. Giá nhiên liệu tăng khiến giá vật liệu tăng đột biến. Dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đã giảm thầu gần 30%, nay giá nhiên vật liệu tăng cao khiến nhà thầu gặp nhiều khó khăn, thiệt hại lớn.
Dự án đường vành đai phía Tây dài hơn 19 km nối quốc lộ 14B với đường Hồ Chí Minh nguy cơ chậm tiến độ. Ảnh: Thành Vân.
Tương tự, dự án khu tái định cư xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang) được khởi công từ tháng 2/2022 nhằm phục vụ giải tỏa dự án Đường vành đai phía Tây Đà Nẵng. Dự án dự kiến hoàn thành sau 12 tháng thi công, nhưng hiện các nhà thầu lại gặp khó khi khan hiếm nguồn cung vật liệu, chủ yếu là đất đắp.
Ông Đặng Công Minh Tâm, chỉ huy trưởng gói thầu của nhà thầu Xuân Quang – đơn vị thi công dự án cho hay, để đảm bảo nguồn vật liệu cho dự án, đơn vị đã liên hệ với nhiều đầu mối nhưng vẫn chưa tìm được nguồn.
Có thể thấy, thiếu đất san lấp đang là tình trạng chung của các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng. Theo Sở TN