Chưa nên quy định sở hữu chung cư có thời hạn

Với nhu cầu tuyển dụng thêm khoảng 40.000 lao động trong giai đoạn 2024-2026, thì nhu cầu về nhà ở công nhân để giữ chân người lao động tại Hải Dương là rất lớn.

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Dương, trong tháng 7/2022, các doanh nghiệp đề nghị cung ứng, tuyển dụng 1.421 lao động qua đơn vị. Tuy nhiên, chỉ có 60 lao động được tuyển dụng. Con số này thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn rất "khát" lao động có tay nghề, chất lượng cao. Trước đó, vào hồi tháng 5/2022, ngay sau khi dịch COVID-19 cơ bản được khống chế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã bắt nhịp sản xuất và có nhu cầu tuyển dụng khoảng 10.000 người.

Hải Dương: Loay hoay giải pháp xây dựng nhà ở công nhân - Ảnh 1.

Hải Dương hiện có 11 KCN đang hoạt động

Thực tế hiện nay, khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế cũng đang phục hồi mạnh mẽ. Các địa phương trên cả nước tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp và tuyển dụng nguồn lao động. Để đáp ứng nhu cầu, giữ chân được người lao động thì việc giải quyết những vấn đề căn cơ như nhà ở, các thiết chế thiết yếu cho công nhân ở các KCN, trong đó có Hải Dương là vô cùng quan trọng.

Nhu cầu lớn

Anh Nguyễn Văn Tùng - Công nhân làm việc KCN Lai Vu cho biết, công nhân sống trong các khu nhà trọ điều kiện hết sức khó khăn. Trong khi đó, mức tiền lương mà anh kiếm được không đủ tiền mua chung cư, quê lại xa.

"Chúng tôi mong muốn được làm việc gắn bó với công ty lâu dài. Vì vậy, đề nghị các cấp, các ngành có chính sách giải pháp phù hợp để sớm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động trong KCN", anh Tùng chia sẻ thêm.

Hải Dương: Loay hoay giải pháp xây dựng nhà ở công nhân - Ảnh 2.

Giai đoạn 2022-2030, Hải Dương đặt mục tiêu xây dựng mới 1.061.305 m2 sàn nhà ở xã hội... để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh

Còn theo đại diện Công đoàn các KCN tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian qua rất nhiều công nhân trong các KCN có chung nguyện vọng có một khu nhà ở dành riêng cho công nhân tại KCN để thuận lợi cho việc đi lại làm việc hiệu quả và thuận lợi.

Tỉnh Hải Dương hiện có 11 KCN đã đi vào hoạt động và thực hiện xây dựng hạ tầng với tổng diện tích theo quy hoạch chi tiết là 1.732,13 ha; diện tích thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng KCN là 1.470,21 ha; tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt gần 83% trên diện tích đất công nghiệp được bàn giao, theo quy hoạch xây dựng.

Ngoài ra, Hải Dương cũng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án hạ tầng KCN, với diện tích quy hoạch gần 760 ha; tiếp tục triển khai 2 dự án KCN đã thành lập với diện tích quy hoạch gần 340 ha; nâng tổng diện tích quy hoạch chi tiết KCN trên địa bàn tỉnh là 2.567 ha.

Hiện, Hải Dương đã và đang xác định trụ cột quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội là đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghệ hỗ trợ. Do vậy, tỉnh Hải Dương sẽ lập thêm nhiều KCN có quy mô lớn, thu hút nhiều lao động, trong đó có các lao động đến từ tỉnh, thành phố lân cận.

Dự báo giai đoạn 2024-2025, mỗi năm tỉnh Hải Dương cần thu hút thêm từ 6.000 - 10.000 lao động ngoài tỉnh. Con số này sẽ tăng lên 15.000 – 20.000 lao động mỗi năm từ năm 2026.

Vì vậy, việc chậm giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống công nhân sẽ làm giảm sức hấp dẫn của Hải Dương đối với người lao động chuyên môn cao ở tỉnh ngoài đến sinh sống và làm việc.

Cần xây dựng các thiết chế cho công nhân

Theo kết quả khảo sát do Ban dân vận Tỉnh uỷ Hải Dương thực hiện vào đầu năm 2022, địa phương có khoảng 59.000 công nhân còn phải thuê trọ, chiếm khoảng 18% tổng số công nhân lao động toàn tỉnh. Trong đó, 32.000 người có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố. Số lượng công nhân có nhu cầu thuê chung cư dạng nhà ở xã hội là 10.800 người; số lượng công nhân có nhu cầu mua chung cư dạng nhà ở xã hội là 10.400 người.

Tuy nhiên, việc xây dựng nhà ở cho công nhân hiện tại còn rất hạn chế. Trong các KCN đã thành lập tại Hải Dương, hiện chỉ có 3 khu đã bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân là Đại An, Tân Trường, Nam Sách với tổng diện tích đất đã GPMB là 9,04ha.

Trong đó, khu nhà ở cho công nhân KCN Nam Sách được bố trí quỹ đất diện tích hơn 3,3ha; KCN Tân Trường được bố trí quy đất diện tích hơn 4,4ha thuộc dự án Khu dân cư, nhà ở công nhân và dịch vụ KCN… Hiện, các KCN Đại An, Nam Sách đã xây dựng nhà chung cư cho công nhân với tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 11.000m2.

Hải Dương: Loay hoay giải pháp xây dựng nhà ở công nhân - Ảnh 3.

Trong các KCN đã thành lập tại Hải Dương, hiện chỉ có 3 khu đã bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân, trong đó có KCN Đại An

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN còn gặp khó là chưa huy động được mọi nguồn lực xã hội hóa do lợi nhuận thấp, nguồn vốn đầu tư lớn, thời hạn thu hồi vốn thường bị kéo dài. Bên cạnh đó, tại các KCN còn thiếu các công trình thiết yếu về giáo dục, y tế...

Để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động, tỉnh Hải Dương cũng đang tích cực tìm các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở công nhân, từng bước nâng cao chất lượng nhà ở cho công nhân KCN.

Trước đó, UBND tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức lập, phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2830/QĐ-UBND ngày 09/8/2018 làm cơ sở triển khai thực hiện. Đồng thời, tỉnh Hải Dương có kế hoạch áp dụng một số ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở công nhân KCN; kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh KCN và các doanh nghiệp sử dụng lao động tại các KCN lên kế hoạch, lập dự án đầu tư nhà ở cho công nhân.

Một số ít doanh nghiệp để thu hút và giữ chân lao động làm việc tại đơn vị cũng tự đầu tư xây dựng các khu ký túc xá trong khuôn viên đất được thuê như: Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam tại KCN Phúc Điền, Công ty May Phú Nguyên tại CCN An Đồng Nam Sách.

Ông Triệu Thế Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, giai đoạn 2022-2030, Hải Dương đặt mục tiêu xây dựng mới 1.061.305 m2 sàn nhà ở xã hội... để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh cũng như hướng tới phát triển đô thị trong giai đoạn sắp tới. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 tỉnh sẽ là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và đến năm 2030 sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại.