Hòa Lạc sẽ là trung tâm thành phố phía Tây Hà Nội
Theo Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được HĐND TP Hà Nội trình HĐND thành phố, thành phố phía Tây Hà Nội sẽ bao gồm đô thị Hòa Lạc và đô thị Xuân Mai. Thành phố này dự kiến được nghiên cứu phát triển mở rộng ra đến sông Tích, sông Bùi, là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo.
Tổng diện tích thành phố khoảng 251 km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 135 km2, dân số khoảng 1,08 triệu người; khu vực ngoại thị khoảng 116 km2, dân số khoảng 0,12 triệu người. Đơn vị hành chính bao gồm 16 phường và 8 xã.
Thành phố phía Tây sẽ là thành đô thị thông minh, là thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, tiếp thu trình độ khoa học và công nghệ quốc tế, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, Đô thị Hòa Lạc sẽ là trung tâm đầu não về khoa học kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm đào tạo, có các trường đại học, có khu công nghệ cao, trung tâm thí nghiệm, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn...Đô thị Xuân Mai sẽ là trung tâm giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục như trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp...
Cùng với đó, Thành phố phía Tây cũng hình thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội được xây dựng dựa trên cấu trúc địa hình tự nhiên, gắn kết với hệ thống Ba Vì - Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia như QL 21, đường Hồ Chí Minh. Xây dựng các đô thị sinh thái, khu ở mới đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, phát triển gắn kết với địa hình đồi núi và hệ thống hồ nước hiện có của khu vực. Phát triển các dự án vui chơi giải trí, du lịch sinh thái phục vụ nhân dân thủ đô và vùng phụ cận.
Rầm rộ phát triển hệ thống hạ tầng kết nối
Cùng với việc phát triển Hòa Lạc trở thành trung tâm thành phố Phía Tây thì hạ tầng kết nối xung quanh đô thị này cũng đang được cấp tập đầu tư xây dựng.
Cụ thể, tháng 10/2023 Hà Nội đã khởi công tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình với mức tổng đầu tư 5.249 tỉ đồng. Theo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, công trình sau khi hoàn thiện sẽ tạo động lực phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía tây; hình thành điều kiện đáp ứng hạ tầng kỹ thuật giao thông thành phố phía tây trong tương lai.
Ngoài tuyến đường này, Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu dài 34km, quy mô 2 làn xe, rộng 12m, tổng mức đầu tư 9.997 tỉ đồng cũng dự kiến sẽ triển khai từ năm 2024 đến 2028. Tuyến đường cao tốc sau khi hoàn thành sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với thủ đô Hà Nội. Từ đó, dự án góp phần tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện.
Cùng với các tuyến đường cao tốc tạo trục xương sống cho giao thông phía Tây thì các tuyến đường vành kết nối vành đai 3,5 cũng đang gấp rút được khớp nối. Hà Nội cũng đang phấn đấu hoàn thành Dự án đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030…
Nếu như hạ tầng giao thông đang cấp tập được triển khai thì hạ tầng xã hội quanh khu vực Hòa Lạc cũng đang được tăng tốc đầu tư. Trong khi trường Đại họa Quốc gia Hà Nội đã được xây dựng và đi vào hoạt động thì Dự án bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2 và bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đã dần thành hình sau 1 năm thi công.
Nhận diện khu vực bất động sản tiềm năng
Theo đánh giá của giới đầu tư sành sỏi, một khi Hòa Lạc là trung tâm thành phố phía Tây thì thị trường bất động sản Ba Vì, Xuân Mai và đặc biệt là Hòa Bình sẽ có những cú bứt phá mạnh mẽ.
Theo ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, theo quy hoạch dự kiến thành phố phía Tây sẽ hình thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng, đây sẽ là điều kiện rất tốt để phát triển thị trường bất động sản Hòa Bình. "Nếu trước đây Hòa Bình hầu như chỉ gắn với phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thì nay sẽ xuất hiện thêm những đô thị nghỉ dưỡng", ông Quyết khẳng định.
Cũng theo ông Quyết, sẽ có một lớp những người giàu, những chuyên gia làm việc ở Hòa Lạc nhưng có nhu cầu hưởng thụ một cuộc sống ở những khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp, gần sân golf ở Hòa Bình. Với sự phát triển đột phá của các tuyến cao tốc kết nối Hòa Lạc - Hòa Bình, tầng lớp này có thể dễ dàng di chuyển từ Hòa Lạc - Hòa Bình trong ngày.
Quan sát thực tế cho thấy, để đón đầu sự phát triển của thành phố phía Tây Hà Nội, nhiều dự án lớn tại Hòa Bình cũng đang tăng tốc ra mắt thị trường trong năm nay. Một trong số đó có thể kể đến Casa Del Rio với quy mô 142ha. Tọa lạc ngay vị trí vàng cửa ngõ kết nối Hòa Lạc - Hòa Bình, dự án được chia thành 03 phân khu gồm Roma, Paris, Berlin với các loại hình sản phẩm shophouse, biệt thự, liền kề hướng đến lượng khách mua nghỉ dưỡng và để ở khi làm việc tại Hòa Lạc.
Cùng với dự án này, đầu năm 2024 một số dự án tại Hòa Bình cũng đang được ra hàng trở lại như dự án Ivory Villas Resort. Các doanh nghiệp bất động sản cũng tăng tốc tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án lớn tại Hòa Bình. Trong đó, Sun Group cũng đang cấp tập triển khai ít nhất 3 dự án lớn tại Hòa Bình. Các ông lớn như Geleximco, TT, Flamingo, Ecopark...cũng không bỏ lỡ "thời cuộc" khi liên tục tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường này.
Đánh giá về triển vọng bất động sản Hòa Bình, các chuyên gia cho rằng giá bất động sản Hoà Bình được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2024 bởi còn nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư ở các tỉnh thành trên cả nước. Thị trường bất động sản Hòa Bình được nhiều chuyên gia đánh giá là một “vùng trũng” và sẽ có sự trỗi dậy mạnh mẽ khi thành phố phía Tây dần hình thành.