Hà Nội "xin" cơ chế đặc thù đầu tư tuyến đường vành đai 4 và 5

UBND TP Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ được triển khai khép kín tuyến vành đai 4 và vành đai 5 theo hình thức đặc thù. Hiện đã có 3 nhà đầu tư đề xuất hà nội được triển khai 3 dự án thuộc tuyến vành đai 4.

UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét hỗ trợ thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 – Vùng Thủ đô qua địa phận Hà Nội.

Trong văn bản này, UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chinh sách có tính đặc thù riêng trong huy động vốn, kêu gọi đầu tư, thủ tục đầu tư để Bộ GTVT và UBND các tỉnh, TP có tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 – Vùng Thủ đô đi qua tổ chức triển khai đầu tư.

Hà Nội cũng đề xuất Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu, thực hiện triển khai đầu tư toàn bộ tuyến đường vành đai 5 kết nối 8 tỉnh thành phố để đảm bảo tính kết nối đồng bộ trên toàn tuyến.

Theo UBND TP Hà Nội, tuyến đường vành đai 4 được địa phương xác định là một trong những công trình giao thông quan trọng, tập trung kêu gọi đầu tư.

Hà Nội xin cơ chế đặc thù đầu tư tuyến đường vành đai 4 và 5 - Ảnh 1.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, đường vành đai 4 Hà Nội có chiều dài toàn tuyến là 136,6 km.

Đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 13,9km, có tổng mức đầu tư 9.800 tỷ đồng của liên danh  Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình giao thông Phương Thành và Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh đề xuất theo hình thức BOT (bao gồm cả cầu Mễ Sở và hai đầu cầu). Hiện UBND TP Hà Nội đang xem xét kiến trúc cầu.Hiện Hà Nội đang tiến hành xem xét hồ sơ đề xuất 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP của một số nhà đầu tư trong nước (2 dự án BT và 1  dự án BOT) gồm: đoạn từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Quốc lộ 32 – cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 34 km, có tổng mức đầu tư 16.277 tỷ đồng do Tập đoàn T