Sức hút của bất động sản hàng hiệu
Bất động sản hàng hiệu (Branded residences) là loại hình BĐS ra đời từ sự hợp tác phát triển giữa một thương hiệu quản lý nổi tiếng toàn cầu và một doanh nghiệp phát triển dự án BĐS cao cấp. Xuất hiện đầu tiên tại New York (Mỹ), trong suốt 100 năm, phân khúc này đã phát triển song song với sự phát triển của tầng lớp giàu có. Trong báo cáo vừa phát hành năm 2021, Savills ước tính, nguồn cung toàn cầu của BĐS hàng hiệu là 580 dự án và con số này được dự báo tiếp tục tăng lên gần gấp đôi vào năm 2026 với 900 dự án.
Theo Tập đoàn tài chính toàn cầu Bloomberg, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của mô hình BĐS hàng hiệu trong khu vực Châu Á. Với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng cùng sự gia tăng nhanh chóng của giới nhà giàu, dự đoán đến năm 2025, số lượng người thuộc nhóm HNWIs and UHNWIs (người giàu và siêu giàu) tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Đây chính là một trong những động lực chính cho sự phát triển của mô hình BĐS hàng hiệu tại thị trường Việt Nam.
Đồng quan điểm, chuyên gia Savills Hà Nội nhận định rằng BĐS hàng hiệu sẽ là xu hướng xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam sắp tới. Những thương hiệu lớn mang lại cho người mua sự yên tâm nhất định về thiết kế và chất lượng quản lý, bởi vậy, trong thời gian tới các thương hiệu lớn này sẽ được biết đến nhiều hơn, thị trường sẽ có những phản ứng tích cực đối với loại hình sản phẩm này - chuyên gia Savills Hà Nội cho biết.
Nhìn nhận được những tiềm năng kể trên, các ông lớn khách sạn hàng đầu thế giới đang dần mở rộng danh mục đầu tư sang Việt Nam. Trong đó, cái tên đang gây được sự chú ý trên thị trường chính là Dolce – dòng thương hiệu cao cấp thuộc Tập đoàn khách sạn Wyndham Hotels