Bất cập thủ tục nhà ở xã hội
Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Sở Xây dựng Quảng Ninh cho biết, thị trường bất động sản tại Quảng Ninh cũng gặp khó khăn như các địa phương khác trên cả nước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phát triển quá nóng của phân khúc cao cấp. “Do vậy, năm 2023, chúng tôi chỉ tập trung phát triển dự án nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội và không cấp mới cho dự án thương mại nào”, ông nói.
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân hiện gặp nhiều vướng mắc về pháp lý. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính. Để hoàn tất thủ tục này, doanh nghiệp mất 1-2 năm.
Gỡ vướng dự án bất động sản, trong đó có nhà ở xã hội để thúc đẩy thị trường. Ảnh: Như Ý
“Những thủ tục để xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn thực hiện như với nhà ở thương mại. Các ưu đãi cho chủ đầu tư như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế, được dành 20% tổng diện tích đất ở (hoặc diện tích sàn xây dựng) để kinh doanh nhà ở thương mại (hoặc sàn kinh doanh thương mại), được vay vốn với lãi suất ưu đãi... là không thực chất, vì chủ đầu tư không được hưởng mà người dân được hưởng. Lý do là theo quy định, doanh nghiệp không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội. Những điều này khiến chủ đầu tư không mặn mà”, vị này nói.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương, cho biết, theo quy định, các dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Quy định này dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị... Theo ông Đoàn, muốn giải cứu thị trường lúc này, ngay cả phân khúc nhà ở xã hội cũng cần được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý.
Giải quyết thủ tục “nóng” cho các dự án
Trao đổi với PV Tiền Phong , ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN