Dự án đường Vành đai 4 - Ngã rẽ mới cho tuyến đường liên kết vùng
Hiện nay, nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc, cũng như các tỉnh phía Tây và ngược lại quá cảnh qua Hà Nội chủ yếu thông qua tuyến đường vành đai 3, do vậy, tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Để phân lưu phương tiện, giảm tải cho tuyến đường Vành đai 3, tháng 5 vừa qua, thành phố Hà Nội và 4 tỉnh gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc đã ký thỏa thuận cùng có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án, lộ trình triển khai và đã được Chính phủ đồng ý với chủ đầu tư dự án là thành phố Hà Nội.
Dự án đường Vành đai 4 - Ngã rẽ mới cho tuyến đường liên vùng
Tuyến đường Vành đai 4 là tuyến giao thông đối ngoại có tính chất kết nối liên vùng Vùng Thủ đô và được khép kín theo tiêu chuẩn đường cao tốc để kết nối các cao tốc, quốc lộ hướng tâm, tạo hệ thống phát triển hiệu quả, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực đô thị trung tâm của Thủ đô; tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh trong Vùng Thủ đô, từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông Thủ đô, quy hoạch giao thông các tỉnh trong khu vực.
Hiện nay, Thủ đô Hà Nội lựa chọn phát triển theo mô hình đa cực - đa trung tâm trong Vùng Thủ đô với bán kính 50km theo hướng lấy sông Hồng làm trục. Trong đó khu vực "Trung tâm Vùng Thủ Đô Hà Nội" đang phát triển cả về 2 phía Tây Nam và Đông Bắc sông Hồng kéo dài từ 15km đến 25km để cân đối, hài hòa. Vì vậy, việc đầu tư tuyến đường vành đai 4 trong Vùng Thủ đô sẽ tạo điều kiện, tiền đề để các thành phố và các tỉnh phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực 2 bên tuyến đường, Vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.
Tuyến đường Vành đai 4 mở ra không gian kết nối và phát triển cho Bắc Ninh
Bắc Ninh có lợi thế vị trí ngay sát Thủ đô Hà Nội và là Trung tâm "Vùng Thủ đô", việc kết nối mở thêm đường hướng tâm Vành đai 4 trong Vùng Thủ đô không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển mà còn tăng khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với các tỉnh lân cận.
Theo quy hoạch được phê duyệt đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, tuyến đường Vành đai 4 được hình thành sẽ mở ra cho Bắc Ninh thêm nhiều không gian phát triển trong tương lai, trở thành bàn đạp cho sự phát triển của Bắc Ninh vì khi hoàn thiện sẽ giúp giảm bớt phần nào gánh nặng của nội đô Hà Nội và hoàn thiện hệ thống giao thông theo kế hoạch đã đề ra.
Tuyến đường này một phần gỡ bỏ những nút thắt giao thông ùn tắc trong nội thành, phần khác giúp cho việc di chuyển giữa những Bắc Ninh với Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô nhanh chóng và thuận tiện hơn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như mạng lưới giao thông, cải thiện và nâng cấp toàn diện hệ thống giao thông Vùng Thủ đô. Theo đó, người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ có xu hướng ly tâm dịch chuyển về các đô thị vệ tinh, nơi còn sở hữu nhiều quỹ đất xanh phát triển đô thị và quỹ đất công nghiệp.
Hiện nay, Từ Sơn - Trung tâm Vùng Thủ đô có lợi thế tiếp giáp trung tâm Hà Nội (cách Hà Nội 12km), là nơi sở hữu nhiều dự án đô thị đang được chú trọng đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng và kết nối giao thông. Không chỉ có tuyến đường Vành đai 4, còn có 14 cây cầu vượt sông Hồng và sông Đuống được thúc đẩy triển khai xây dựng đang hút dần dân số khu vực nội đô lịch sử mở rộng chuyển ra ngoại thành. Nhiều chuyên gia bất động sản cũng đánh giá cao về tiềm năng phát triển của Từ Sơn Bắc Ninh.
Các đại đô thị lớn tại đây đang tích cực xây dựng theo hướng đô thị tích hợp đầy đủ tiện ích, hiện đại, đảm bảo không gian xanh để phù hợp với nhu cầu sống xanh, tiện ích của người dân hiện nay; đầu tư mạnh mẽ hơn cho hạ tầng giao thông tại khu vực "Trung tâm Vùng Thủ Đô", điển hình như đại đô thị VSIP Bắc Ninh quy hoạch chuẩn mực Singapore tại Từ Sơn Bắc Ninh. Khi dự án hoàn thành sẽ mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa Bắc Ninh với các tỉnh thành khác trong Vùng Thủ đô và thành phố Hà Nội, tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động giao thương, vận tải trong khu vực để thúc đẩy nền kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển, hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất trong Vùng Thủ đô thu hút cư dân về sinh sống và làm việc, giảm tải áp lực nội đô đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh hơn về một cuộc sống chất lượng.