BĐS nhà ở có thể thay đổi cơ cấu ngành
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) than thở vừa triển khai kế hoạch bán các sản phẩm đất nền, nhà phố tại Long An thì đợt dịch Covid-19 lần thứ 2 ập đến. Chương trình bán hàng "chạy" được nửa đường thì tất cả ngưng lại, vừa để nghe ngóng tình hình, vừa không có khách hỏi mua vì dịch, tâm lý e dè cẩn trọng. Nói như vị lãnh đạo này, hoạt động của thị trường BĐS vừa mới 'ngóc đầu' đã bị đè bẹp. Không chỉ vậy, các hoạt động mở bán, giới thiệu dự án trên thị trường cũng có phần trầm lắng, thậm chí tạm ngưng vì dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, thừa nhận khi dịch bệnh bùng phát lần một, công ty đã có nhiều bỡ ngỡ nhưng với lần thứ 2, kế hoạch vượt qua khủng hoảng đã được xây dựng. Với nguồn lực được chuẩn bị sẵn, bà Hương nói doanh nghiệp xác định sống chung với dịch bệnh trong 6 - 12 tháng và có lộ trình để hồi phục sau đó. Theo quan điểm cá nhân, bà cho rằng quý II - III/2021, thị trường sẽ từng bước hồi phục.
Thời điểm này là giai đoạn củng cố, chuẩn bị từ nguồn lực, tổ chức bộ máy cho đến chuẩn bị sản phẩm để đón đầu cơ hội khi thị trường hồi phục trong 12 - 24 tháng tới. Dịch bệnh gây nên khủng hoảng nhưng chỉ là khủng hoảng ngắn hạn, doanh nghiệp vẫn có niềm tin và đường hướng phát triển dài hạn.
SSI Research ước tính năm nay, giá bán BĐS để ở sẽ tăng khoảng 2 - 3% tại Hà Nội và khoảng 7 - 10% tại TP HCM do giá đất, dự án đầu vào tăng, nguồn cung hạn chế. Doanh số bán mới nửa cuối năm có thể thấp hơn cùng kỳ do nguồn cung tổng thể hạn chế. Tình trạng khó khăn về pháp lý vẫn tiếp diễn trong năm 2021.
Cũng theo báo cáo, cơ cấu ngành BĐS nhà ở sẽ thay đổi sau Covid-19. Chung cư cao cấp, căn hộ cho thuê sẽ giảm giao dịch, trong khi đó BĐS nhà ở thấp tầng có pháp lý, quyền sử dụng đất minh bạch trở nên hấp dẫn với người mua. Tất nhiên, thị trường BĐS vẫn được cho là kênh đầu tư an toàn, đà tăng trưởng đến từ ảnh hưởng tích cực bởi việc gia tăng tiến độ phát triển hạ tầng và môi trường lãi suất huy động thấp.
Bất động sản nhà ở được kỳ vọng phục hồi từ năm sau. Ảnh: Lê Xuân
Thị trường khách sạn trong tư thế phòng thủ
Theo CBRE, làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 đã "dập tan hy vọng" về sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch và khách sạn trong năm nay. Nhu cầu du lịch trong nước chắc chắn sẽ giảm mạnh và khách du lịch nội địa cũng dè dặt hơn do những lo ngại leo thang về nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào. Sự phục hồi ở phân khúc khách quốc tế cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn do Việt Nam sẽ tiếp tục trì hoãn việc nối lại các chuyến bay quốc tế và tâm lý tránh du lịch nước ngoài khi dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên thế giới.
Đơn vị này dự đoán tình hình hoạt động của khách sạn trong quý III sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý liền trước bởi Việt Nam đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ 2 và nhiều thành phố hoặc địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.
Theo ông Nguyễn Trọng Thức, Phó Giám đốc CBRE Hotels Việt Nam, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020 - 2021 sẽ luôn trong tư thế phòng thủ với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Tìm kiếm cơ hội thị trường thông qua M