Khi nói về thị trường BĐS chúng ta nhắc nhiều đến TP.HCM, Hà Nội. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến BĐS ĐBSCL. Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, lý do của sự chuyển dịch này là gì?
Thị trường BĐS ở TPHCM hay Hà Nội ngày càng khan hiếm do quỹ đất eo hẹp và giá trị tăng quá nhanh. Đồng thời việc giải tỏa các nhóm dân cư nhỏ lẻ vẫn là trở ngại lớn đối với hầu hết nhà đầu tư.
Điều này đã thúc đẩy xu hướng đầu tư ra xa trung tâm, tìm kiếm những nơi có quỹ đất lớn hơn, và biên độ phát triển rộng. Đơn cử như Cà Mau đang có nhiều lợi thế về nông lâm thuỷ sản, giá đất còn rẻ và các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế của Chính phủ. Theo tôi, đó là lý do khiến thị trường BĐS Tây Nam Bộ được chú ý cao trong vài năm trở lại đây.
Lực kéo và lực đẩy là 2 yếu tố vĩ mô tác động đến sự chuyển dịch này:
Nếu lực kéo đến từ việc kinh tế khu vực Đông Nam Bộ đang phát triển mạnh mẽ và bắt đầu bão hoà, giá đất tăng cao thì lực đẩy chính là hấp lực từ địa phương miền Tây như tăng trưởng kinh tế cao, hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện và môi trường đầu tư rộng mở.
Nếu so sánh giữa dân số khu vực Đông Nam Bộ (17 triệu người) và khu vực ĐBSCL (20 triệu người) thì rõ ràng ĐBSCL đang có nhiều tiềm năng phát triển. Bài toán đặt ra là cần có những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để đồng bộ với sự phát triển kinh tế, từ đó kéo theo thị trường BĐS thu hút nhiều nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2021-2025, Nhà nước đang có những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho ĐBSCL đặc biệt là giao thông để tạo sức bật cho khu vực này.
Bên cạnh những lợi thế chung của Tây Nam Bộ, theo ông Nguyễn Quốc Bảo, cụ thể những địa phương nào được xem là điểm thu hút về đầu tư BĐS?
Tây Nam Bộ là khu vực xứng đáng đầu tư, bằng chứng là hiện rất nhiều hội viên của CLB BĐS Việt Nam như Đại Quang Minh, Thaco, …đang đầu tư vào nhiều tỉnh như Kiên Giang, An Giang, và gần đây nhất là dự án Happy Home quy mô 194ha ở tỉnh Cà Mau.
Dự án Happy Home kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho thị trường bất động sản Cà Mau trong năm 2021.
Thưa ông Nguyễn Quốc Bảo, ở trên chúng ta đã đề cập các địa phương tiêu biểu trong đó có Cà Mau. Theo ông, thế mạnh BĐS Cà Mau so với toàn khu vực là gì?
Về BĐS Cà Mau thì đầu tiên là giá vẫn ổn định. Nếu nhà đầu tư tính chi phí làm hạ tầng, mua đất và chuyển đổi mục đích sử dụng, tổng chi phí dưới 10 triệu/m2 và đầu tư bán dưới giá 20 triệu/m2 thì có thể thu lợi nhuận và đây cũng là mức giá dễ chịu để người dân Cà Mau chấp nhận.
Ngoài ra BĐS Cà Mau có lợi thế lớn khi các khu dân cư đang được quy hoạch tập trung, xung quanh là đất nông nghiệp, ít nhà dân nhỏ lẻ. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển khu đô thị mới.
Đặc biệt, Cà Mau là tỉnh thứ 3 ở miền Tây có sân bay bên cạnh Cần Thơ và Phú Quốc. Nếu phát triển giao thông kết nối cao tốc và hàng không thì sẽ thu hút nhà đầu tư thêm nữa.
Vậy theo ông Bảo, phân khúc sản phẩm nào ở BĐS miền Tây đang được quan tâm?
Phân khúc sản phẩm đất nền vẫn đang được người dân miền Tây quan tâm nhất vì vốn dĩ họ chưa quen với văn hoá sống chung cư. Người dân vẫn muốn ở ngôi nhà gắn liền đất nền. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần xây dựng dự án gắn liền với những tiện ích như hồ bơi, sân tennis,… Hiện tại ở miền Tây thì những dự án BĐS như vậy còn ít được quan tâm.
Phân khúc sản phẩm đất nền vẫn đang được người dân miền Tây quan tâm nhất.
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn thì việc đầu tư cho BĐS miền Tây đặc biệt là phân khúc đất nền sẽ cần những lưu ý gì?
BĐS miền Tây chủ yếu là đất nông nghiệp, vì thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì cần có chiến lược tốt để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và người dân địa phương. Đặc biệt, yếu tố cơ sở hạ tầng cần đi liền hệ sinh thái như khu công nghiệp, trường học, siêu thị, bệnh viện.
Riêng các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần "chọn mặt gửi vàng" nhà phát triển BĐS uy tín, tìm hiểu tính pháp lý của dự án cũng như thông tin về chủ đầu tư trước khi "xuống tiền" cho dự án.
Cảm ơn 2 chuyên gia về chia sẻ hữu ích này.