Đẩy mạnh đầu tư công đầu năm Nhâm Dần

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tập trung các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 ngay từ những tháng đầu năm.

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, Quốc hội đã thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022 - 2023, trong đó bổ sung thêm nguồn lực cho đầu tư công. Vì vậy, áp lực giải ngân vốn đầu tư công chủ yếu trong 2 năm 2022 - 2023 rất lớn vì ngoài số vốn Quốc hội quyết định kế hoạch năm 2022 - 2023 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn còn một lượng vốn bổ sung từ nguồn vốn thực hiện Chương trình.

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tập trung các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 ngay từ những tháng đầu năm.

Cụ thể, khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2022 đã được giao theo đúng quy định; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư các chương trình, dự án khởi công mới sử dụng vốn đầu tư năm 2022 để sớm hoàn thành việc giao kế hoạch vốn; việc bố trí kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án phải bảo đảm phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân.

Với nguồn vốn được giao, nhiều tỉnh, TP đã khẩn trương lên kế hoạch phân bổ vốn chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2022, trong đó tập trung đầu tư hoàn thành các công trình chuyển tiếp và triển khai đầu tư các dự án trọng điểm theo nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp.

Tại Hà Nội, vốn đầu tư công thuộc kế hoạch 2022 được giao 51.072,9 tỷ đồng, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm, TP sẽ tập trung vào các dự án giao thông trọng điểm như: Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 đường sắt đô thị tuyến số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 (đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai).

Tại Tp.HCM, dự kiến dành khoảng 45.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2022. Theo đó, TP bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương trong nước đầu tư các dự án: Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn) với số vốn 1.000 tỷ đồng; dự án xây dựng nút giao thông An Phú: 365 tỷ đồng; dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM (trên 283,6 tỷ đồng); dự án xây dựng, mở rộng QL 50 huyện Bình Chánh (120 tỷ đồng)...

Tại Tp.Đà Nẵng, tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2022 của là 7.880,731 tỷ đồng. Tp.Đà Nẵng tập trung bố trí vốn đầu tư công năm 2022 cho các tỉnh Nam Lào theo ghi nhớ đã ký kết với các tỉnh của nước bạn Lào; bố trí vốn đầu tư phân cấp cho huyện Hòa Vang; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ giải ngân; bố trí vốn cho các công trình, nhóm công trình trọng điểm mang tính động lực...

Tại Quảng Ninh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư, địa phương ngay từ đầu năm, tích cực triển khai thực hiện, phấn đấu đến 30/9/2022 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh đạt 80% kế hoạch và đến 31/12/2022 giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Theo Bộ KH