Công văn của HoREA nêu rõ, ngày 27/03/2020 Bà Kristalina Georgieva - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF thừa nhận: "Rõ ràng, nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ suy thoái, mà sẽ còn tồi tệ hơn năm 2009". Đây là hệ quả cực kỳ nghiêm trọng từ đại dịch CoViD-19, buộc các Tập đoàn và các doanh nghiệp chúng ta phải có những giải pháp ứng phó hiệu quả trước đại dịch; phải thay đổi để tồn tại và tiếp tục phát triển trong những điều kiện hoàn toàn khác so với trước đại dịch.
Hiệp hội nhận thấy ý kiến của các chuyên gia quốc tế rất xác đáng, xin được trân trọng giới thiệu đến Quý vị Lãnh đạo các Tập đoàn, các doanh nghiệp bất động sản quan tâm tham khảo, vận dụng sáng tạo để quản trị, điều hành doanh nghiệp ứng phó và vượt qua những thách thức cực kỳ nghiêm trọng, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và rất khác biệt so với cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 1929-1933, cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm 1997; 2009, do hiện nay, tính chất toàn cầu hoá cao độ dẫn đến nền kinh tế các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau và khả năng lây lan cực nhanh của virus Sars-CoV-2 thông qua các phương thức di chuyển và giao thương hiện đại.
Theo HoREA, nhiều ý kiến rất sát thực tế của các chuyên gia đề xuất các giải pháp giúp cho doanh nghiệp ứng phó với đại dịch và chuẩn bị hoạt động trở lại sau đại dịch. Hiệp hội xin tóm tắt nội dung các khuyến nghị của các chuyên gia quốc tế và có bổ sung thêm một số thu hoạch, như sau:
Bảy bước để phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch CoViD-19 của Ông Nicolas Bahr (thuộc DuPont Sustainable Solutions Hoa Kỳ):
Thứ nhất, chăm lo nhân viên bởi nhân viên là nguồn lực quý giá của doanh nghiệp. Cần trấn an nhân viên nhất là bằng các giải pháp hỗ trợ cho họ.
Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị: Ngắn hạn, xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc hàng ngày; Trung hạn, kế hoạch dự trữ tiền mặt và đảm bảo thanh khoản. Dài hạn, tính toán các tác động kinh tế lớn đến doanh nghiệp do đại dịch.
Thứ ba, vận hành các đánh giá rủi ro, cần tập trung các biện pháp vệ sinh và an toàn phòng dịch để bảo vệ nhân viên, hệ thống tài chính, công nghệ và hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Thứ tư, tăng cường niềm tin. "Trong khủng hoảng, tài sản lớn nhất là niềm tin, vì vậy ban Lãnh đạo doanh nghiệp nên dành thời gian giao tiếp, trấn an nhân viên, khách hàng, đối tác và công chúng, rằng doanh nghiệp đang thực hiện tất cả giải pháp thích hợp nhất, để hạn chế tác động của dịch bệnh và những đóng góp của doanh nghiệp để phòng chống dịch bệnh.
Thứ năm, đánh giá chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản phải thỏa mãn tối đa các đòi hỏi, yêu cầu của khách hàng và các nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng, trang thiết bị, nhà tư vấn, và đặc biệt là các ngân hàng cung cấp vốn...
Thứ sáu, xem xét rủi ro hoạt động. Đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp; Lập danh mục kiểm tra trước khi hoạt động trở lại, để đảm bảo hoạt động được ngay khi điều kiện an toàn cho phép.
Thứ bảy, sử dụng thời gian chết hiệu quả. Tận dụng tối đa mọi thời gian rảnh rỗi để suy ngẫm về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp chưa từng có. Khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia vào quá trình này, để họ cảm thấy có giá trị và năng suất làm việc tốt.
Còn theo ông Jordan Strauss, cựu CEO của KROLL (thuộc DUFFS