Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?

Hầu hết các phân khúc BĐS từ bán lẻ, BĐS nghỉ dưỡng đến BĐS nhà ở đều không “miễn nhiễm” với dịch Covid-19. Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng phân khúc ra sao, cách thức ứng phó như thế nào được các chuyên gia đưa ra, đề xuất.

Bất động sản bán lẻ: Hàng loạt mặt bằng bị trả lại và bỏ trống vì doanh nghiệp không thể cầm cự được

Có lẽ đây là phân khúc bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch Covid-19.

Theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, các nhà bán lẻ đang gặp rắc rối và khủng hoảng nghiêm trọng trước dịch Covid 19. Đặc biệt, tính đến giai đoạn giữa và cuối tháng 3/2020 khi Chính phủ bắt đầu chính thức phát hành các loại công văn yêu cầu các nhà bán lẻ về mảng giải trí phải tạm ngưng hoạt động và khuyến cáo người dân ở nhà, hạn chế ra chỗ đông người thì tình hình bán lẻ lại trở nên tồi tệ nghiêm trọng hơn nữa.

Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh: Hạ Vy

Hàng loạt mặt bằng bị trả lại và bỏ trống vì doanh nghiệp không thể cầm cự được qua thời kỳ khủng hoảng. Các TTTM vắng khách qua lại. Người tiêu dùng hình thành sự cẩn trọng trong tiêu dùng và thay đổi hành vi mua sắm.

Các Trung tâm thương mại cũng rất khổ sở khi lượng khách vào mall giảm đến chóng mặt, kể cả những trung tâm thương mại hot nhất cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng. Lượng khách giảm tới 50-90%. Nhiều cửa hàng đã có thông báo xin được hỗ trợ giảm tiền thuê từ chủ nhà, một số cửa hàng thì xin rút khỏi trung tâm hoặc xin đóng cửa tạm thời.

Hiện nay đã có 1 số động thái từ một số trung tâm thương mại lớn về vấn đề hỗ trợ khách thuê trong thời kỳ khủng hoảng này. Tuy nhiên, đây cũng là phân khúc được các chuyên gia dự báo sẽ có thời gian phục hồi khá lâu, nhất là trước bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Bất động sản nghỉ dưỡng - khách sạn: “Công suất phòng khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% trong tháng 2/2020

Không kém gì phân khúc bán lẻ, BĐS nghỉ dưỡng, bao gồm cả loại hình khách sạn chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, sự sụt giảm đáng kể của lượng khách quốc tế, trong đó đóng góp một phần lớn là khách Trung Quốc, cùng với sự sụt giảm thị trường khách nội địa, đã gây ra những tổn thất không nhỏ đến các khách sạn, nhà hàng, cũng như các địa điểm tổ chức hội nghị và sự kiện. Theo số liệu từ Savills Việt Nam, công suất phòng khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước. 

Lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế cùng với mối lo ngại lây lan dịch bệnh của khách nội địa đã khiến cho công suất phòng đạt được trong ba tuần đầu tiên của tháng 3 giảm xuống đáng kể xuống còn một chữ số tại phần lớn các điểm du lịch. Trong số các điểm đến ven biển, Đà Nẵng/Hội An đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất do những nơi này có sự phụ thuộc lớn vào nguồn khách nước ngoài cùng với lượng lớn nguồn cung gia nhập thị trường, dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều dự án chỉ đạt mức công suất dưới 10%. Thậm chí ở một số dự án Chủ Đầu Tư còn đang xem xét việc tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới.

Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào? - Ảnh 2.

Trong tháng 3/2020 này, khách sạn tại các thành phố lớn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng, dẫn tới việc sụt giảm công suất xuống chỉ còn một chữ số tại Tp.HCM. Trong bối cảnh rất nhiều khách sạn đã và đang nhận được lượng lớn các yêu cầu hủy phòng như hiện nay, đại diện Savills cho rằng, tháng tới không thật sự tích cực.

Theo số liệu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm đáng kể trong hai tháng đầu năm. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2 giảm 37,7% so với tháng trước, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong những tháng tới.

Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu khả quan ở phân khúc này. Theo đại diện Savills, thông thường, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ và sự phục hồi này thường diễn ra trong khoảng 6 tháng. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, tiếp theo là khách du lịch tự do (FIT) và khách MICE, sau cùng là khách du lịch theo nhóm. Thị trường du lịch dự kiến sẽ có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch.

Ngoài ra, có một điều đáng chú ý là tính đến ngày 21/3/2020, đã có 145 dự án Khách sạn