Đó là nhận định của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam khi nói về những tác động của dịch Covid-19 lên thị trường BĐS, cụ thể là với doanh nghiệp BĐS.
Việc tiếp cận nguồn vốn dự án của doanh nghiệp BĐS cực kì khó khăn
Theo ông Khương, dịch Covid-19 tác động rõ nét lên tất cả các lĩnh vực của BĐS, đặc biệt ở các phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, TTTM, mặt bằng bán lẻ, văn phòng cho thuê. Bên cạnh đó, mặc dù nhu cầu BĐS nhà ở của người dân thành thị rất cao, cung chưa đáp ứng cầu, thế nhưng thị trường này đang chững lại do khả năng tài chính của người mua bị thu hẹp.
Cụ thể, đối với các dự án BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng cho thuê, TTTM..., nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân hàng. Và nay dưới tác động của đại dịch phải đóng cửa, mặt bằng bị trả hoặc không thuê mới, nhiều chủ đầu tư gần như kiệt quệ tài chính, mất khả năng chi trả nợ gốc, lãi vay.
Thị trường BĐS cũng chứng kiến một bộ phận không nhỏ các khách thuê mặt bằng kinh doanh tại các tuyến phố trung tâm ở Tp.HCM và Hà Nội buộc hủy hợp đồng thuê, sẵn sàng mất chi phí đặt cọc ban đầu. Đáng chú ý, nhóm các khách sạn nhỏ ở trung tâm thành phố (city hotel) cũng đang gồng mình chịu tác động tiêu cực khi người dân ngày một hạn chế việc di chuyển và sử dụng các dịch vụ công cộng.
“Một cách trực quan, BĐS nằm trong nhóm ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp lớn nhất của dịch Covid-19. Các dự án BĐS nghỉ dưỡng trong giai đoạn đang phát triển để có thể tiếp tục vận hành và có doanh thu, đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Nhóm nhà đầu tư đã mua bất động sản thuộc phân khúc này sẽ khó thoát ra khỏi khoản đầu tư hiện tại, đồng thời gặp khó khăn trong việc chuyển hướng đầu tư hoặc cố gắng khai thác phòng hay các tiện ích nội khu”, ông Khương nhấn mạnh.
Với các dự án nhà ở, thông thường vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10-20%, còn lại vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay ở các dự án là cực kỳ khó, trong khi đó việc huy động vốn từ khách hàng giữa bối cảnh thất nghiệp gia tăng, tiền lương và thu nhập giảm cũng là bài toán khó.
“Khi nhà ở là nhu cầu muôn thuở của người dân, thì dịch Covid-19 là giai đoạn thử thách nhất thời của thị trường. Khó khăn nếu có sẽ nằm ở động cơ ra quyết định mua nhà với mục đích để ở sẽ chậm lại, hoặc người mua nhà để bán sẽ thoái lui nhằm bảo toàn nguồn vốn. Thị trường đang ghi nhận sự sụt giảm trong số lượng giao dịch và các chủ đầu tư hiện cũng đang cân nhắc liệu có nên mở bán thêm dự án mới trong tình hình hiện nay hay không. Một điều chắc chắn là nhu cầu nhà ở của khách hàng nước ngoài đã sụt giảm trong thời gian vừa rồi’, ông Khương cho hay.
Theo ông Khương, dưới tác động của dịch, với những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, câu chuyện vượt khó 1-2 năm là bình thường, còn doanh nghiệp nào sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn sẽ gặp khó khăn, buộc phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng, hoặc bán bớt tài sản trong dự án. Hiện các dự án nhà ở có pháp lý rõ ràng, sẵn sàng đầu tư xây dựng, việc kêu gọi nhà đầu tư rất dễ và ngược lại.
Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực BĐS. Savills Việt Nam, với tư cách là đơn vị tư vấn các thương vụ đầu tư M