Ðua nhau gom đất xen kẹt
Đất xen kẹt là đất vườn, đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư đô thị, hoặc đất dư sau quy hoạch chưa được công nhận là đất thổ cư (đất ở).Thông thường, những loại đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chỉ được chuyển nhượng thông qua giấy tờ viết tay. Cũng chính vì quyền sử dụng đất mù mờ nên giá các loại đất này thường rẻ hơn 50 - 80% so với đất có đầy đủ giấy tờ ở cùng khu vực.
Đặc điểm chung của loại đất này là diện tích chỉ từ 30 đến 50m2, giá rẻ, mua bán nhanh, dễ dàng, phù hợp những gia đình có nguồn kinh tế eo hẹp, mong muốn sống ở nhà mặt đất. Đất xen kẹt nằm trong ngõ thuộc các quận, huyện như: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức,… Tùy từng vị trí của mảnh đất xen kẹt mà giá cả dao động 5 - 10 triệu đồng, thậm chí có nơi lên tới 20 triệu đồng/m2.
Tại quận Hà Đông, đất xen kẹt thuộc các khu vực Yên Nghĩa, Ba La, Phú Lương… được chào bán 8 - 15 triệu đồng/m2. Đất xen kẹt tại Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), có giá bán 15 - 20 triệu đồng/m2, đất đã có sổ đỏ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2. Phần lớn các mảnh đất xen kẹt được rao bán chỉ có giấy tờ viết tay. Những người môi giới luôn khẳng định “trong tương lai có thể chuyển đổi thành đất ở”, được cấp sổ đỏ vì Nhà nước đang rà soát lại các mảnh đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp trong tình trạng xen kẹt giữa khu dân cư để chuyển đổi thành đất ở. Chỉ có điều, khoảng thời gian đó là bao lâu thì chưa rõ.
Chị Thu Nga (quê Hải Dương) hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội cho biết, vì thu nhập không cao, chưa có tiền tích lũy nhiều nên vợ chồng chị mua mảnh đất xen kẹt hơn 30 m2 với giá 600 triệu đồng ở quận Hoàng Mai. “Dù là đất xen kẹt không có sổ nhưng tôi thấy xung quanh nhiều người mua nên mua. Mua đất xong gia đình xây nhà cấp 4 lên ở cũng không gặp vấn đề gì nên vẫn yên tâm sống”, chị Nga chia sẻ.
Dài cổ chờ sổ đỏ
Cũng mua mảnh đất xen kẹt 35m2 tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nhưng gia đình chị Hồng Nhung (30 tuổi) khổ sở vì 3 năm nay chưa làm được sổ đỏ. “Lúc tôi mua, họ nói chỉ sau khoảng 1 năm sẽ lo cho giấy tờ, thủ tục để chuyển đổi sang thành đất thổ cư, khi đó an tâm để xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên đã 3 năm, cả người bán lẫn cò đất đều không liên lạc được. Gia đình đông người cứ ở mãi nhà cấp 4 thế này không ổn mà giờ xây thì không được ”, chị Nhung nói.
Mặc dù Sở Tài nguyên