Trong Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản diễn tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước ngày hôm qua (8/2), Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, ngay trước cuộc họp này, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại đã nhóm họp và thống nhất giảm lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay nói chung và giảm lãi suất cho vay bất động sản nói riêng.
Thông tin này nhận được sự quan tâm của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản. Bởi trước đó, câu chuyện lãi suất cho vay bất động sản tăng cao đã tác động mạnh đến doanh nghiệp địa ốc, nhà đầu tư và nhóm khách hàng mua nhà ở thực.
Ông Lưu Ngọc Long, Chủ tịch Trường An Group nhận định, 2023 là năm khó khăn của thị trường bất động sản. Đặc biệt, nhóm nhà đầu tư mua sản phẩm dự án, đang phải đối mặt với thời điểm hết ân hạn nợ gốc cho vay. Họ sẽ phải gồng trả nợ gốc, lãi theo mức lãi suất thả nổi cao.
Cũng bởi lãi suất tăng cao mà nhóm khách hàng mua nhà ở thực phân vân xuống tiền.
Ông Vũ Trường Thắng, Tổng giám đốc Winhousing cho hay, đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay bất động sản cao trở thành đòn đau mới thấm cho những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Lãi suất 1-2 năm đầu có ưu đãi dao động từ 7,5 - 8,5/năm nhưng đến thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 13% khiến cho việc trả nợ cả gốc cả lãi càng nặng nề hơn. Nên thời kỳ này là lúc mà nhà đầu tư đang phải đi cày để trả nợ.
Quay trở lại câu chuyện phía các ngân hàng lớn thống nhất giảm lãi suất, ông Thắng đặt ra câu hỏi: “Có tín hiệu về giảm lãi suất, nhưng cụ thể sẽ giảm về mức bao nhiêu %? Liệu có kéo được về mức 5-6% không? Ngoài ra, nới lãi suất xong, liệu có zoom tín dụng cho bất động sản không?”, ông Thắng nhấn mạnh: “Thế nên, với những hệ quả nhãn tiền vừa qua thì thị trường bất động sản cũng chưa thể khả quan ngay được nếu những động thái là quá nhỏ”.
Trong khi đó, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R