Bứt phá trở thành trung tâm công nghiệp lớn, BĐS Thanh Hóa hấp dẫn nhà đầu tư

Làn sóng BĐS công nghiệp đang đổ về Thanh Hóa rất lớn và dự kiến sẽ còn mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp BĐS về đầu tư khu đô thị phục vụ nhà ở cho các đối tượng chuyên gia nước ngoài, kỹ sư, công nhân sát cạnh các khu công nghiệp lớn.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 19 (nhiệm kỳ 2020-2025) diễn ra từ 26 -29/10 đã xác định một trong những mục tiêu lớn được thể hiện trong báo cáo chính trị là "phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước’.

Với mục tiêu trên, ngoài 5 khu công nghiệp hiện hữu là Tây Bắc Ga, Lễ Môn, Nghi Sơn, Lam Sơn- Sao Vàng và Bỉm Sơn… Thanh Hóa đang tiếp tục quy hoạch phát triển thêm 8 KCN gồm: Lễ Môn, Đình Hương – Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Hoàng Long, Lam Sơn – Sao Vàng, Ngọc Lặc, Bãi Trành và Thạch Quảng. Giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ phát triển thêm KKT Cửa khẩu Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn và 2 KCN gần TP Thanh Hóa, gồm: KCN - đô thị - dịch vụ phía Tây TP Thanh Hóa và KCN - đô thị - dịch vụ phía Bắc TP Thanh Hóa.

Có thể nói, tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp tại Thanh Hóa còn rất lớn. Nguyên nhân bởi quỹ đất lớn, giá cho thuê đất rẻ, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng giao thông tốt, cảng biển, hàng loạt tuyến đường cao tốc, tuyến đường ven biển đang được đầu tư xây dựng sẽ là mối liên kết với các tỉnh thuộc vùng kinh tế của cả nước. Đặc biệt, Thanh Hóa có cảng nước sâu Nghi Sơn lớn nhất Vịnh Bắc Bộ và có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Cùng với đó, hiện Thanh Hóa có những chính sách ưu ái, thông thoáng sẽ là những lợi thế giúp thị trường bất động sản sẽ đi vào trật tự và ổn định.

Thời gian gần đây,hàng loạt ông lớn nước ngoài muốn đầu tư về đây trong bối cảnh các thành phố công nghiệp cấp 1 như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang đã cạn kiệt về quỹ đất đẹp. Mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần đầu tư và quản lý tài sản Á Châu, các đối tác về dự án đầu tư Trung tâm Logistics Bắc Trung bộ và xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp số 6 tại Khu Kinh tế Nghi Sơn trên khu đất rộng 395 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng.

Giữa tháng 1/2021, Tập đoàn Foxconn Việt Nam do Tổng Giám đốc Zhuo Xiam Hong làm trưởng đoàn đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư sản xuất thiết bị điện tử tại tỉnh Thanh Hóa. Với nhu cầu diện tích từ 100 đến 150 ha, tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, doanh số xuất khẩu 10 tỷ USD/năm...Tập đoàn này đã "chấm" ba điểm là Khu kinh tế Nghi Sơn, KCN phía Tây TP Thanh Hóa, hoặc KCN tại huyện Thiệu Hóa để đặt nhà máy.

Ngoài Foxconn, Công ty WHA Industrial Development PLC (Thái Lan) cũng đã quyết định nghiên cứu đầu tư 2 dự án xây dựng hạ tầng phân khu công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa với tổng mức đầu tư hoảng 335 triệu USD. Dự án thứ nhất là dầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp số 21 quy mô 539ha, thuộc khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn; dự án thứ hai là đầu tư xây dựng hạ tầng phân khu công nghiệp của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Quý, quy mô dự kiến 800ha tại huyện Hoằng Hóa. Dự kiến tổng mức đầu tư cả 2 dự án khoảng 335 triệu USD.

Có thể thấy làn sóng BĐS công nghiệp đang đổ về Thanh Hóa rất lớn và dự kiến sẽ còn mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp BĐS về đầu tư khu đô thị phục vụ nhà ở cho các đối tượng chuyên gia nước ngoài, kỹ sư, công nhân sát cạnh các khu công nghiệp lớn.

Trong thời gian qua, Thanh Hóa đã đón hàng loạt những tên tuổi lớn như Tập đoàn SunGroup, Vingroup, Sao Mai, T