4 kinh nghiệm nhà đầu tư “dắt túi” khi bỏ tiền vào shophouse khối đế chung cư

Đây vẫn là loại hình bất động sản được nhà đầu tư chú ý ngay lúc thị trường biến động. Bởi ngoài dòng tiền cho thuê ổn định thì khả năng sinh lợi của phân khúc này tốt hơn hẳn so với các dòng sản phẩm cùng dự án.

Không thể phủ nhận, Shophouse khối đế chung cư vẫn là kênh đầu tư được giới đầu tư quan tâm. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng có thể đầu tư và sinh lời cho nhà đầu tư. Đặc biệt, giữa bối cảnh thị trường BĐS đang biến động, phải bỏ ra số tiền lớn, thì chọn khu vực nào để dòng tiền được an toàn, hạn chế rủi ro là điều mà khá nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Chọn khu vực có tiềm năng kinh doanh, buôn bán

Với những dự án khu đô thị, chung cư, nhà phố,… chủ đầu tư thường để dành những vị trí đẹp gần các trục đường chính, lối ra vào,… để xây dựng các căn shophouse. Do đó, giá bán hay thuê của shophouse luôn cao hơn nhiều so với căn hộ, nhà ở.

Theo đại diện CBRE Việt Nam, shophouse chỉ thực sự có tiềm năng khi đạt được các yếu tố như dự án có khả năng lấp đầy nhanh, dịch vụ tiện ích thật tốt, có cộng đồng dân cư nội khu đủ lớn và có sự kết nối thông suốt, thu hút cộng đồng cư dân bên ngoài dự án. Nhà đầu tư không nên đầu tư vào shophouse trong ngắn hạn, mà phải có kế hoạch trung và dài hạn.

4 kinh nghiệm nhà đầu tư “dắt túi” khi bỏ tiền vào shophouse khối đế chung cư - Ảnh 1.

Ở các khu vực đông đúc dân cư như Q.Thủ Đức, Q.7, Q.Gò Vấp… các shophouse được ưa chuộng bởi cộng đồng cư dân đã đông đúc, buôn bán sầm uất lâu năm, việc kinh doanh dễ dàng. 

Theo chuyên gia CBRE Vietnam, ở các khu vực phát triển lâu đời, cư dân đông đúc mặc dù giá thuê shophouse cao, nhưng tỷ lệ lấp đầy luôn đạt 100%, thậm chí, không có mặt bằng để cho thuê. Trong khi đó, ở khu vực ngoại thành, nguồn cung dồi dào, giá thuê thấp, nhưng lại rất khó cho thuê.

Cùng quan điểm, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman