Giá trị của những thương hiệu khách sạn đẳng cấp quốc tế
Những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến mức độ gia tăng nhanh chóng của các dự án BĐS nghỉ dưỡng. Có một điều đặc biệt là phần lớn các dự án cao cấp 5 sao với mức vốn đầu tư khủng đều do các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới quản lý, vận hành. Điều này đến từ những giá trị nội tại đẳng cấp của các thương hiệu quốc tế mà các thương hiệu nội địa không có được.
Đầu tiên, các thương hiệu quốc tế thường đi kèm với các hệ tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt, từ kiến trúc độc đáo, thiết kế ấn tượng, dịch vụ đẳng cấp và tính đồng nhất trên toàn hệ thống.
Thứ hai, với kinh nghiệm lâu đời, các thương hiệu quốc tế đã tạo dựng được danh tiếng vươn tầm thế giới và chiếm được lòng tin của khách hàng. Nếu hợp tác cùng thương hiệu quốc tế, các dự án BĐS không cần tốn quá nhiều chi phí truyền thông, marketing mà vẫn sở hữu lượng khách cao.
Thứ ba, những chuỗi khách sạn thương hiệu thường sở hữu vị trí gắn với các địa điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. Dù đang dừng chân tại bất kỳ quốc gia nào, du khách cũng có thể tin tưởng về chất lượng dịch vụ tương đồng khi lựa chọn đặt phòng trong cùng một chuỗi thương hiệu. Chính sự ổn định về mặt quản lý và vận hành đã giúp các tập đoàn quản lý khách sạn tên tuổi này mở rộng quy mô ở khắp các châu lục trên thế giới.
Thứ tư, các thương hiệu quốc tế nổi tiếng với các chương trình phục vụ cho quyền lợi của khách hàng thân thiết. Thông qua các chính sách hấp dẫn, các thương hiệu sở hữu mạng lưới khách hàng rộng khắp, giúp đảm bảo tỷ lệ lấp đầy cho các khách sạn trên toàn cầu.
Trước những giá trị nội hấp dẫn, BĐS thương hiệu quốc tế đang trở thành xu hướng đầu tư của tầng lớp giàu có. Theo các chuyên gia, BĐS thương hiệu quốc tế là phân khúc thuộc nhóm 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt và được nhiều nhà đầu tư rót vốn.
Báo cáo của Savills chỉ ra năm 2020, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, BĐS thương hiệu quốc tế tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 170%. Nghiên cứu của Savills cho thấy tỷ lệ chênh lệch giá bình quân giữa BĐS có thương hiệu và không có thương hiệu là 29%. Đối với thị trường mới nổi, con số này là 44%.
Trước làn sóng đầu tư BĐS thương hiệu quốc tế, càng ngày nhiều "ông lớn" khách sạn thế giới đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân tiếp theo để phát triển mạng lưới toàn cầu của mình. Tiêu biểu như Dolce, dòng thương hiệu cao cấp thuộc Tập đoàn Wyndham Hotels