- Thưa ông, ông có thể phác thảo tổng quan bức tranh đầu tư bất động sản Việt Nam thời gian qua?
Nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm qua chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực của nền kinh tế từ kinh doanh, dịch vụ, sản xuất, chế biến và bất động sản đều bị tác động theo. Từ đó, đời sống của người dân cũng bị tác động nặng nề. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng. Với họ, có thể Việt Nam chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ đầu tư nhưng chấm nhỏ đó được coi là một điểm nóng của thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các phân khúc của bất động sản Việt Nam là nghỉ dưỡng, văn phòng, bất động công nghiệp và nhà ở luôn thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trong thời điểm khó khăn của thị trường 2011-2012. Dịch bệnh đã tác động đến thu nhập của các nhà đầu tư cá nhân nên sức mua trên thị trường 2 năm qua nhìn chung là thấp. Thị trường đã không còn ở giai đoạn lướt sóng dễ dàng như giai đoạn 2007-2008 - thời kì mà chỉ cần đặt cọc booking, có phiếu suất mua là đã có chênh, có lời. Bây giờ câu chuyện đầu tư đã khác. Nhà đầu tư lướt sóng cần thận trọng, nhà đầu tư lâu dài cần giảm thiểu việc phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính. Đi cùng với việc kiểm soát dịch bệnh, sức mua trên thị trường bất động sản nhà ở đã quay trở lại.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam
- Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề trong 2 năm qua. Ông nhận định tương lai của phân khúc này sẽ thế nào?
Bất động sản nghỉ dưỡng được cấu thành từ 2 bộ phận trong 1 dự án. Thứ nhất là các sản phẩm tạo dòng tiền đều, là khách sạn, resort vận hành trong nhiều năm. Thứ hai là condotel, biệt thự nghỉ dưỡng bán để thu dòng tiền ngay lập tức. Thời gian qua, 2 nhóm sản phẩm này đều rất khó khăn, không chỉ Việt Nam mà cả với các thủ phủ du lịch như Thái Lan. Đối với nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thì làm sao bán được condotel, biệt thự nghỉ dưỡng… là thực tế đầy thách thức.
Hiện tượng M