Thiên Can Địa Chi Là Gì - Cách Tính Thiên Can Địa Chi Trên Bàn Tay

Thiên Can Địa Chi là yếu tố phong thủy có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa phương Đông. Vậy Thiên Can là gì? Địa Chi là gì? Ý nghĩa và cách tính Can Chi như thế nào?…

1. Thiên Can Địa Chi Là Gì?

Thiên Can Địa Chi còn được gọi là Thập Can, Thập Nhị Chi hay Can Chi. Đây là ký hiệu hay tên gọi để xác định thời gian do 10 Thiên Can và 12 Địa Chi hợp thành, có nguồn gốc từ thời Nhà Thương, Trung Quốc.

Nguồn Gốc Can Chi

Nguồn gốc của Thiên Can Địa Chi xuất phát từ nền văn hóa Á Đông. Theo phong thủy, Can Chi xuất hiện vào khoảng 2700 năm trước công nguyên bởi một vị sư nổi tiếng là Đại Nhiễu.
Những khám phá và phát hiện của ông về 10 Thiên Can và 12 Địa Chi đã khởi đầu cho sự hình thành lịch âm, được sử dụng rộng rãi đến ngày nay ở các nước Á Đông.
Thiên Can Địa Chi được ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống
Thiên Can Địa Chi được ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống

Thiên Can Là Gì?

Thiên Can trong Can Chi đại diện cho Trời dùng để chỉ ngày. Thiên Can được kết hợp bởi 5 yếu tố trong Ngũ Hành và sự cân bằng về Âm Dương. Theo đó,
  • Dương Can sẽ bao gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Thân.
  • Âm Can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Theo người xưa, ý nghĩa 10 Thiên Can được giải thích theo chu kỳ phát triển của hạt giống.
Thiên CanÝ nghĩa Giải nghĩa
GiápVỏ cứng mầm tách ra khỏi vỏDấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống
ẤtMọc lên, hạt mầm bắt đầu mọcQuá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
BínhĐội lên, hạt mầm ra khỏi đấtSự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
ĐinhMạnh mẽ cây non bắt đầu lớn Sự mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
MậuRậm rạp, cây bắt đầu xanh tốtSự rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
KỉGhi nhớ, cây ra hoa kết tráiSự ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt
CanhChắc lại, hạt, quả đã mẩySự chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả
TânVất vả, vàng lá, bắt đầu thu hoạchSự mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch
NhâmGánh vác đảm nhiệm, thu hoạch để nuôi sống con ngườiSự gánh vác, có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật
QuýLo toan, xếp đặt, cất vào kho, chuẩn bị ủ mầmChỉ sự vật khi đã có thể đo lường được
Ý nghĩa Thiên Can theo chu kỳ phát triển của hạt giống

Địa Chi Là Gì?

Địa Chi là đại diện của Đất. Nếu Thiên Can chỉ về không gian đơn thuần thì Địa Chi chỉ thời gian và nhiều phương diện phức tạp khác. Địa chi là tên gọi của 12 con giáp, mỗi con giáp là một Địa Chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên Can nói về Dương, ban ngày, mặt trời thì Địa Chi nói về Âm, ban đêm, mặt trăng. Mặc dù các yếu tố Âm – Dương, Trời – Đất, Ngày – Đêm, Mặt Trời – Mặt Trăng,… đối nhau nhưng lại luôn phối hợp, vận hành và thay thế nhau.
Ý nghĩa 12 Địa Chi được giải thích như sau:
Địa ChiÝ nghĩa
Nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí
SửuKết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên
DầnSự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất
MãoĐội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên
ThìnChấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động
TịBắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu
NgọTỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá
MùiÁm muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi
ThânThân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành
DậuSự già cỗi, khi vạn vật đã già đi
TuấtLà diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong
HợiLà hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng
Ý nghĩa Địa Chi

2. Vai Trò Của Thiên Can Địa Chi Trong Ngũ Hành

Thiên Can và Địa Chi là 2 yếu tố khác nhau nhưng chúng luôn song hành và có mối quan hệ mật thiết. Các yếu tố này thể hiện sự chuyển biến của vạn vật trong vũ trụ và vận mệnh con người.
Trong Ngũ Hành phong thủy, Thiên Can và Địa Chi là sự kết hợp hài hòa giữa vận mệnh con người với trời đất, thiên nhiên. Các yếu tố của Thiên Can và Địa Chi được kết hợp để dự đoán về những sự kiện diễn ra trong tương lai đối với một người và tìm cách khắc phục vận hạn không tốt.
Ngoài ra, trong Ngũ Hành, sự cân bằng về yếu tố Âm Dương sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về cuộc sống con người như sức khỏe, tài lộc, sự nghiệp,… Do đó, nhiều người phân tích các yếu tố Thiên Can và Địa Chi trong Ngũ Hành nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của bản thân để tạo nên một cuộc sống an yên và thịnh vượng.
Hiện nay, Thiên Can và Địa Chi được con người ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như tính tuổi âm lịch, xem cung mệnh, tình duyên, kinh doanh,…

3. Thiên Can Địa Chi Xung Khắc

Theo phong thủy, Ngũ Hành tương sinh tương khắc giúp chúng ta xác định và hiểu rõ hơn về bản mệnh của từng người và vận dụng chúng một cách hữu ích trong cuộc sống. 10 Thiên Can và 12 Địa Chi cũng không nằm ngoài quy luật này, đặc biệt là Can Chi xung khắc được nhiều người quan tâm.

Thiên Can Xung Khắc

Trong Ngũ Hành, các cặp Thiên Can âm và dương thuộc cung mệnh như sau:
Thiên Can ÂmThiên Can DươngCung mệnh
NhâmQuýThủy
CanhTânKim
MậuKỷThổ
BínhĐinhHỏa
GiápẤtMộc
Cung mệnh Thiên Can và Địa Chi trong Ngũ Hành
Trong đó:
  • Thủy khắc Hỏa, sinh Mộc.
  • Thổ khắc Thủy, sinh Kim
  • Hỏa khắc Kim, sinh Thổ
  • Mộc khắc Thổ, sinh Hỏa
  • Kim khắc Mộc, sinh Thủy
Như vậy, mối quan hệ giữa các cặp Thiên Can như sau:
Thiên can tương xung gồm các cặp:
  • Giáp – Canh
  • Ất – Tân
  • Nhâm – Bính
  • Quý – Đinh
  • Riêng Mậu, Kỷ đều thuộc trung cung nên không tương xung nhau
Thiên can tương khắc gồm các cặp:
  • Giáp, Ất – Mậu, Kỷ
  • Bính, Đinh – Canh, Tân
  • Mậu, Kỷ – Nhâm, Quý
  • Canh, Tân – Giáp Ất
  • Nhâm, Quý – Bính, Đinh

Địa Chi Xung Khắc

12 Địa Chi được chia thành:
  • Địa Chi Âm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão
  • Địa Chi Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Các cặp Địa Chi tạo thành 6 trực xung và 3 bộ tứ xung hành gồm:
  • Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi
  • Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi
  • Tý xung Ngọ, Mão xung Dậu
Trong bộ tứ xung hành có thể chứa các cặp xung khắc nhau. Điều này là do các cặp này có cùng tính chất dương hoặc âm dẫn đến mất cân bằng. Âm vượng hay dương vận quá lớn đều có thể gây xung khắc về nhiều yếu tố như tính chất, môi trường sống, công việc, hôn nhân,…
Vạn vật trong vũ trụ được vận hành theo quy luật Ngũ Hành
Vạn vật trong vũ trụ được vận hành theo quy luật Ngũ Hành

4. Phương Vị Của Can Chi Trong Ngũ Hành

Phương vị của Thiên Can và Địa Chi được xác định thông qua quan trắc sự vận động của Mặt Trời, Mặt Trăng và Ngũ Tinh. Tiêu chí quan trắc là 28 quan tinh ở hai bên của dải hoàng đạo và xích đạo. 28 quan tinh này lại được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắc và đại diện bởi 4 linh thú là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.
Phương vị của 10 Can và 12 Chi trong Ngũ Hành là:
Cung mệnh Hướng Thiên Can Địa Chi
Kim Tây Canh, TânThân, Dậu
Mộc ĐôngGiáp, Ất Dần, Mão
ThủyBắcNhâm, QuýHơi, Tý
Hỏa Nam Bính, Đinh Tỵ, Ngọ
ThổỞ giữa Mậu, Kỷ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

5. Cách Tính Thiên Can Địa Chi Trên Bàn Tay

Có nhiều cách để tính Thiên Can Địa Chi nhưng cách tính dựa theo các đốt ngón tay được nhiều người áp dụng vì cho kết quả chính xác và dễ thực hiện.

Nguyên Tắc

Để xác định Can Chi trên bàn tay cần dựa theo nguyên tắc:
– Tính Thiên Can: Dựa vào số cuối cùng của 1 năm.
Quy ước con số tương ứng với 10 Thiên Can:
0123456789
CanhTânNhâmQuýGiápẤtBínhĐinhMậuKỷ
– Tính Địa Chi: Dựa vào 2 số cuối cùng của 1 năm so sánh với các bội số của 12, trong đó:
  • Các năm từ 1900 – 1999: Cung khởi đầu là Tý
  • Các năm từ 2000 – 2099: Cung khởi đầu là Thìn
  • Nếu 2 chữ số cuối của năm lớn hơn bội số của 12 thì ta đếm thuận
  • Nếu 2 chữ số cuối của năm nhỏ hơn bội số của 12 thì ta đếm nghịch.
Vị trí Can và Chi trên bàn tay trái
Vị trí Can và Chi trên bàn tay trái

Các Bước Tiến Hành

Cách tính Thiên Can Địa Chi trên bàn tay được thực hiện theo các bước sau:
  • Đầu tiên, xác định cung khởi đầu cố định (tính trong vòng 100 năm).
  • Sau đó, xác định 2 số cuối của năm cần tính Can Chi gần với bội số nào nhất của 12 trong các số gồm: 0, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96.
  • Tiếp theo, từ cung khởi đầu, ta di chuyển ngón cái qua các cung trên bàn tay trái theo chiều thuận hoặc nghịch để tìm Địa Chi.
  • Cuối cùng, xác định Thiên Can của năm và ghép với Địa Chi vừa tìm được để có kết quả Can Chi.
Ví dụ, tính Can Chi của năm 1945.
  • Bước 1: Cung khởi đầu của năm 1945 là cung Tý (Vì 1945 nằm trong khoảng từ 1900 – 1999).
  • Bước 2: 2 số cuối của năm 1945 là 45 gần với bội số 48 của 12.
  • Bước 3: Vì 48 gt; 45 là 3 số. Do đó, vị trí ta đang đứng và Tý, lùi lại 3 cung được Dậu. Vậy Địa Chi cần tìm của năm 1945 là Dậu.
  • Bước 4: Số cuối cùng của năm 1945 là 5 tương ứng với Thiên Can là Ất. Vậy Can Chi của năm 1945 ta tính được là Ất Dậu.

6. Câu Hỏi Thường Gặp Về Thiên Can Địa Chi

Song song với việc tìm hiểu Thiên Can Địa Chi là gì và cách tính thì một số vấn đề về Thiên Can Địa Chi dưới đây cũng được nhiều người quan tâm:

Tính Can Chi Theo Năm

Chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp là 60 năm. Ví dụ, nếu năm 1960 là Canh Tý thì 1960 60 = 2020 sẽ lại là năm Canh Tý.
So sánh số cuối của năm dương lịch sẽ tương ứng với bảng quy ước số Thiên Can ở trên, ta có cách tính Can Chi như sau: Lấy năm sinh dương lịch chia cho 60, số dư bao nhiêu thì tra bảng Thiên Can Địa Chi dưới đây.
Can/ChiGiápẤtBínhĐinhMậuKỷCanhTânNhâmQuý
0416284052
Sửu0517294153
Dần5406183042
Mão5507193143
Thìn4456082032
Tỵ4557092133
Ngọ3446581022
Mùi3547591123
Thân243648012
Dậu2537490113
Tuất1426385002
Hợi1527395103
Bảng tra Thiên Can Địa Chi theo năm dương lịch
Ví dụ: Tính Can Chi năm 1997. Ta lấy 1997 chia 60 được 33 dư 17. Lấy 17 tra bảng trên ra Can Chi là Đinh Sửu.

Mùa Vượng Của Thiên Can Địa Chi Trong Ngũ Hành

Để biết mùa vượng của các Can Chi, bạn có thể tham khảo bảng sau:
Thiên CanĐịa ChiMùa vượng
Giáp, ẤtDần, MãoXuân
Bính, ĐinhTỵ, NgọHạ
Canh, TânThân, DậuThu
Nhâm, QuýHợi,TýĐông
Mậu, KỷThìn, Tuất, Sửu, MùiTháng cuối 4 mùa
Mùa vượng của Thiên Can và Địa Chi

Can Chi Đại Diện Cho Các Bộ Phận Con Người

Một điều thú vị về Thiên Can Địa Chi mà không phải ai cũng biết đó là các yếu tố Can và Chi đại diện cho các bộ phận trên cơ thể con người. Cụ thể như sau:
Can ChiBộ phận
Giáp, Ất, Dần, MãoDây thần kinh, đầu, vai,gan, mật, tay, ngón tay…
Bính, Đinh, Tỵ, NgọTrán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt, tim, máu, ruột non…
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, MùiDạ dày, lá lách, ruột già, bụng, ngực, tỳ vị, sườn…
Canh, Tân, Thân, DậuPhổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản…
Nhâm, Quý, Hợi, Tý Bàng quang, thận, tiểu liệu,âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa,bắp chân, bàn chân…
Can và Chi đại diện các bộ phận trên cơ thể

Thiên Can Địa Chi Đại Diện Cho Các Ngành Nghề

10 Thiên Can và 12 Địa Chi còn đại diện cho các ngành nghề trong cuộc sống.
Can ChiNgành nghề liên quan
Giáp, Ất, Dần, MãoCây cối, nông nghiệp như kiểm lâm, chế biến gỗ, làm giấy, làm nông…
Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ Vật lý, quang học, đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường…
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, MùiChăn nuôi, nông nghiệp, bất động sản, khai thác khoáng sản, xây dựng…
Canh, Tân, Thân, DậuKim khí, trang sức…
Nhâm, Quý, Hợi, Tý Nhân viên pha chế hoặc sản xuất nước uống, nuôi trồng thủy sản, cứu hộ, vận động viên hoặc giáo viên bơi lội…
Can và Chi đại diện cho các ngành nghề
* Lưu ý: Những thông tin liên quan đến Thiên Can Địa Chi trên đây được TinNhaDatVN.Com tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính chất tham khảo.
Hà Linh