Bậc Tam Cấp Luôn Chỉ Có 3 Bậc? Tìm Hiểu Ngay

Bậc tam cấp là gì? Bậc tam cấp có mấy bậc? Xây bậc tam cấp như thế nào là đúng phong thủy? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về chủ đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Bậc Tam Cấp Là Gì?
Bậc Tam Cấp Tiếng Anh Là Gì?
Bậc Tam Cấp Có Ý Nghĩa Gì?
2. Bậc Tam Cấp Chỉ Có 3 Bậc?
3. Bậc Tam Cấp Tính Như Thế Nào Chuẩn Phong Thủy?
Cách Tính Bậc Tam Cấp Theo Phong Thủy: Thiên – Địa – Nhân
Cách Tính Bậc Tam Cấp Theo Quy Luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
4. Kích Thước Bậc Tam Cấp
Kích Thước Bậc Tam Cấp Nhà Ở
Kích Thước Bậc Tam Cấp Công Trình Công Cộng
Kích Thước Bậc Tam Cấp Trong Các Tòa Nhà Lớn
5. Tham Khảo Các Mẫu Thiết Kế Bậc Tam Cấp Đẹp
6. Xây Bậc Tam Cấp Cần Lưu Ý Gì?
Vật Liệu Xây Bậc Tam Cấp
Màu Sắc Bậc Tam Cấp
Hình Dáng Bậc Tam Cấp
Lưu Ý Khi Thi Công

1. Bậc Tam Cấp Là Gì?

Thế nào là bậc tam cấp? tam cấp là gì? Bậc tam cấp là thuật ngữ quen thuộc dùng để chỉ bậc cửa, thường được xây phía trước ngôi nhà, kết nối với phần sân. Vai trò của bậc tam cấp là giúp việc di chuyển dễ dàng hơn, đặc biệt là với những ngôi nhà có nền đôn cao hơn so với mặt sân. Ngoài vị trí trước cửa, bậc tam cấp còn được xây ở nhiều vị trí khác, ví dụ như giữa phòng khách với khu bếp, giữa các tầng… giúp gắn kết không gian một cách hài hòa, di chuyển thuận lợi hơn.

Bậc Tam Cấp Tiếng Anh Là Gì?

Bậc tam cấp trong Tiếng Anh được gọi là "Three-step Staircase".

Bậc Tam Cấp Có Ý Nghĩa Gì?

Tên gọi bậc tam cấp xuất phát từ ý nghĩa chỉ 3 bậc Thiên – Địa – Nhân, đại diện cho 3 chủ thể chính Trời – Đất – Con người. Bậc tam cấp vừa đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nhà ở, vừa quyết tính tính thẩm mỹ tổng thể của công trình. Tính toán xây bậc tam cấp phù hợp sẽ góp phần thu hút may mắn và tài lộc đến với gia chủ.
Bậc tam cấp là gì? Bậc tam cấp kết nối ngôi nhà với phần sân. Ảnh: job3s

2. Bậc Tam Cấp Chỉ Có 3 Bậc?

Bạn đã nắm rõ khái niệm bậc tam cấp là gì, vậy bậc tam cấp có mấy bậc? có phải luôn chỉ có 3 bậc hay không? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.
Trước đây, khi xây bậc cửa trước nhà, gia chủ thường chỉ xây 3 bậc, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân hài hòa. Trong khi đó, theo thuyết Ngũ Hành, bậc cửa có thể nhiều hơn 3 bậc. Xây bậc tam cấp 5 bậc tương trưng cho 5 yếu tố của Ngũ Hành gồm Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ.
Thực tế cho thấy, nhiều công trình hiện nay có bậc tam cấp nhiều hơn 3 bậc. Thường được thiết kế 1 bậc cao hơn sân, 3 bậc tiếp theo thấp hơn nền nhà và nền nhà chính là bậc cuối. Thiết kế trên tinh thần bậc tam cấp nhưng thực chất có tới 5 bậc chứ không phải 3.
Cũng có thể áp dụng quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử khi xây bậc tam cấp. Với bậc cấp nhà, bạn chỉ cần xây theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9 đại diện cho người Dương theo quan niệm dân gian.
Lưu ý: Khoảng cách từ mặt sân lên hiên nhà sẽ quyết định số bậc tam cấp. Ví dụ, nếu khoảng cách quá ngắn thì chỉ cần xây 1 bậc vẫn đảm bảo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Nhà riêng, biệt thự thường xây bậc tam cấp với 3 hoặc 5 bậc. Các công trình tôn nghiêm như đình, chùa thường xây 7 hoặc 9 bậc cho tam cấp.
Bậc tam cấp xây theo số lẻ. Ảnh: akisa

3. Bậc Tam Cấp Tính Như Thế Nào Chuẩn Phong Thủy?

Có 2 cách tính bậc tam cấp theo phong thủy.

Cách Tính Bậc Tam Cấp Theo Phong Thủy: Thiên – Địa – Nhân

Trước đây, bậc tam cấp thường được xây dựng với 3 bậc thang, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Theo đó, khi xây bậc tam cấp sẽ gặp các trường hợp sau:
  • Sân và bậc 1 của tam cấp ngang nhau: Trường hợp này xảy ra khi khoảng sân bị đào lõm sâu xuống so với thiết kế nhà.
  • Nhà và bậc 3 của tam cấp ngang nhau: Lúc này tam cấp chỉ còn lại 2 bậc thay vì 3 bậc, bởi lẽ bậc 3 được xem như hiên nhà.
Có thể thấy, cả 2 trường hợp trên, cách tính bậc tam cấp không chuẩn theo phong thủy. Do đó. bậc tam cấp nên được thiết kế sao cho bậc 1 cao hơn sân, bậc 3 thấp hơn hiên nhà.

Cách Tính Bậc Tam Cấp Theo Quy Luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử dùng để chỉ các giai đoạn trong cuộc đời mỗi người: Sinh (được sinh ra), Lão (tăng tuổi và già đi), Bệnh (bệnh tật), Tử (qua đời). Thế nên, khi xây bậc cấp nhà, gia chủ sẽ tính toán sao cho số bậc cuối rơi vào Sinh hoặc Lão. Cách tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử cụ thể như sau:
  • Sân = Bậc 1, tương ứng với chữ Sinh
  • Tam cấp 1 = Bậc 2, tương ứng với chữ Lão
  • Tam cấp 2 = Bậc 3, tương ứng với chữ Bệnh
  • Tam cấp 3 = Bậc 4, tương ứng với chữ Tử
  • Nhà = Bậc 5, tương ứng với chữ Sinh
Cách tính bậc tam cấp theo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”
Thực tế cho thấy, số bậc tam cấp tùy thuộc vào vị trí xây dựng, loại hình công trình. Với nhà phố, biệt thự, bậc tâm cấp thường xây 3 – 5 bậc. Các công trình đình, chùa thường có 7 – 9 bậc tam cấp.

4. Kích Thước Bậc Tam Cấp

Kích thước khi thiết kế nhà ở hay các công trình công cộng là yếu tố vô cùng quan trọng bởi nó sẽ đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể công trình. Bạn đã biết bậc tam cấp là gì và vai trò ý nghĩa của hạng mục này. Vậy kích thước bậc tam cấp như thế nào là hợp lý?

Kích Thước Bậc Tam Cấp Nhà Ở

Theo các chuyên gia, độ rộng của bậc tam cấp nên gấp đôi chiều cao của bậc. Bậc tam cấp nhà ở có chiều cao bậc từ 15 – 18cm, chiều rộng mỗi bậc từ 20 – 30cm. Đây là kích thước phổ biến nhất, không quá dốc, rộng vừa đủ để đảm bảo an toàn khi đi lại.
Một số kích thước bậc tam cấp khác cho nhà ở:
  • Chiều cao 16 -18cm, chiều rộng là 27cm.
  • Chiều cao 15 – 18cm hoặc 10 – 12cm, chiều rộng 20cm
  • Chiều cao 15 – 18cm, chiều rộng 20 – 30cm

Kích Thước Bậc Tam Cấp Công Trình Công Cộng

Đối với các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan…, khi thiết kế bậc tam cấp cần chú trọng tiêu chí an toàn, thoải mái và dễ dàng khi di chuyển. Theo đó, chiều cao của bậc tam cấp thường giảm xuống còn 10 – 12cm, chiều rộng giữ nguyên khoảng 20 – 30cm.

Kích Thước Bậc Tam Cấp Trong Các Tòa Nhà Lớn

Với những tòa nhà lớn như trung tâm thương mại, nhà hát, bậc tam cấp thường có kích thước lớn để đảm bảo sự hài hòa với quy mô công trình. Cụ thể, chiều rộng của bậc tam cấp thường từ 1,2 – 1,5m, chiều cao tùy thuộc vào tầng cao của tòa nhà.
Kích thước bậc tam cấp tùy thuộc vào quy mô của công trình, từng loại công trình. Ảnh: newlando

5. Tham Khảo Các Mẫu Thiết Kế Bậc Tam Cấp Đẹp

Dưới đây là một số mẫu thiết kế bậc tam cấp đẹp để bạn tham khảo:
Bậc tam cấp bằng bê tông màu xám hiện đại, tối giản. Ảnh: spacet
Bâc tam cấp nhà vườn thiết kế theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Ảnh: spacet
Mẫu thiết kế bậc tam cấp với bề rộng lớn, thoải mái khi đi lại. Ảnh: spacet
Bậc cấp nhà kết hợp giữa đá và đổ bê tông chắc chắn. Ảnh: Cafeland
Bậc tam cấp cho nhà biệt thự. Ảnh: tranhdadoixung
Bậc tam cấp có thiết kế đơn giản. Ảnh: vinavic
Bậc tam cấp thiết kế có tay vịn kim loại mạ đồng sang trọng, quyền quý. Ảnh: xaynhahcm
Thiết kế bậc tam cấp kết hợp đèn LED chiếu sáng, giúp di chuyển an toàn vào ban đêm. Ảnh: xaynhahcm
Bậc tam cấp chuyển tiếp giữa nhà ở và sân vườn xanh mát. Ảnh: xaynhahcm

6. Xây Bậc Tam Cấp Cần Lưu Ý Gì?

Ngoài những yếu tố về kỹ thuật và phong thủy thì khi xây dựng bậc của cần chú ý những vấn đề sau:

Vật Liệu Xây Bậc Tam Cấp

Tùy từng thiết kế, công trình mà bậc tam cấp được xây từ những vật liệu khác nhau. Bậc tam cấp thường được đổ bê tông hoặc xây bằng gạch, đá tùy nhu cầu và ngân sách của chủ đầu tư. Vật liệu hoàn thiện bậc tam cấp phổ biến là gạch men hoặc ốp đá, đá tự nhiên liền khối… Khi chọn vật liệu xây bậc tam cấp, bạn cần chú trọng yếu tố an toàn và bền vững, nhất là với gia đình có người già, trẻ nhỏ. Đá ốp bậc tam cấp phổ biến là đá hoa cương cao cấp.
Chọn vật liệu xây bậc tam cấp để đảm bảo độ bền vững cho công trình. Ảnh: xaydungnhatrongoi

Màu Sắc Bậc Tam Cấp

Màu sắc của bậc tam cấp chính mà màu của vật liệu ốp lát bậc tam cấp, cụ thể là màu đá/gạch ốp. Bạn nên chọn màu đá ốp phù hợp với màu sơn tường của ngôi nhà, nhất là mặt tường bên ngoài để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa cho tổng thể công trình. Cẩn thận hơn, nên chọn màu sắc bậc tam cấp hợp với bản mệnh của gia chủ theo Ngũ Hành, cụ thể:
Mệnh của gia chủMàu tương sinh, tương hợpMàu tương khắc
KimTrắng, ghi, xám, vàng, nâu đất Đỏ, hồng, tím, xanh lá cây
ThủyXanh nước biển, đen, trắng, ghi, xám Vàng, nâu đất, đỏ, tím, hồng
Mộc Xanh lá cây, xanh nước biển, đen Vàng, nâu đất, trắng, xám, ghi
Hỏa Đỏ, hồng, tím, xanh lá cây Xanh nước biển, đen, trắng, ghi, xám
Thổ Vàng, nâu đất, hồng, đỏ, tím Xanh nước biển, xanh lá cây, đen

Hình Dáng Bậc Tam Cấp

Bậc tam cấp theo thiết kế truyền thống thường có dạng hình khối hộp. Trong khi đó, với những thiết kế hiện đại, bậc tam cấp có nhiều hình dạng khác nhau tùy phong cách thiết kế và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên, để mang lại phong thủy tốt, bạn nên chọn hình dáng bậc tam cấp hợp mệnh của gia chủ, cụ thể:
  • Mệnh Kim: Nên chọn hình tròn, hình chữ nhật. Tránh hình trụ, tam giác.
  • Mệnh Thủy: Chọn hình tròn, lượn sống. Tránh hình tam giác, chữ nhật.
  • Mệnh Mộc: Chọn hình lượn sóng. Tránh chọn hình tròn, chữ nhật.
  • Mệnh Hỏa: Chọn hình trụ, tam giác. Tránh chọn hình tròn, lượn sóng.
  • Mệnh Thổ: Chọn hình tam giác, chữ nhật. Tránh chọn hình trụ, lượn sóng.

Lưu Ý Khi Thi Công

Trong quá trình thi công và sau khi hoàn thiện bậc tam cấp, cần lưu ý vấn đề vệ sinh và an toàn. Mặt khác, cần đảm bảo giữa cốt nền, tường bên trong và lớp đá ốp bề mặt tam cấp có sự gắn kết chặt chẽ, đảm bảo sự bền vững cho công trình. Nếu bị rỗng giữa lớp đá và tường, kết cấp sẽ lỏng lẻo, đá ốp bên ngoài dễ bị vỡ trước tác dộng của thời tiết, ngoại lực.
Như vậy, bậc tam cấp không chỉ giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, góp phần làm nên tính thẩm mỹ của tổng thể công trình mà còn có mang ý nghĩa phong thủy tốt nếu thiết kế đúng chuẩn. Bài viết trên đây mang tính tham khảo, gia chủ nên tham vấn ý kiến của chuyên gia, những người có chuyên môn, kinh nghiệm khi thiết kế, thi công bậc tam cấp.
Lam Giang