Đất dịch vụ là dạng đất được Nhà nước đền bù sau khi đã thu hồi đất nông nghiệp của người dân để xây dựng các dự án. Dạng đất này thường có vị trí đắc địa hoặc thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh.
Nhằm giúp các nhà đầu tư có thể khai thác tối ưu nguồn lợi từ loại bất động sản này, TinNhaDatVN.Com sẽ phân tích kỹ hơn đất dịch vụ là gì, các quy định hiện hành về đất dịch vụ cũng như cách giao dịch hiệu quả ngay sau đây.
1. Đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ hay còn được gọi là đất thương mại thường được biết đến qua chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước. Tuy nhiên nếu muốn định nghĩa toàn diện đất dịch vụ là gì mà chỉ nhắc đến đất đền bù thì chưa đủ. Bản thân đất dịch vụ là để chỉ hai loại đất sau:
- Thứ nhất: Đất được Nhà nước quy hoạch và phân cho công dân hoặc các hộ gia đình có đất nông nghiệp nhưng đã bị thu hồi, để phục vụ cho các dự án khác.
- Thứ hai: Đất đấu thầu ở một số khu vực công cộng theo các mô hình Đô thị mới như chợ hay bến xe,...
Tuy nhiên cụm từ “đất dịch vụ” vẫn chủ yếu được nhắc tới như loại đất thứ nhất, tức là dạng đất đặc thù chuyên dùng để đền bù cho trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp.
Chính sách bồi thường bằng đất dịch vụ của Nhà nước hiện nay tập trung giải quyết cho các đối tượng là cá nhân hoặc hộ gia đình từng có đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cá nhân hoặc hộ gia đình đó đã bị thu hồi từ 30% diện tích đất sở hữu và Nhà nước đang không thể đền bù bằng diện tích đất nông nghiệp tương đương.
Đất dịch vụ vẫn được biết đến như đất đền bù của Nhà nước
Vậy ý nghĩa của việc triển khai mô hình đất dịch vụ là gì? Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của người dân sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cũng như kinh tế của địa phương đó. Do đó, đất dịch vụ ra đời nhằm giải quyết bài toán hỗ trợ, đền bù cho người dân đồng thời tạo việc làm mới khi mảnh đất được đền bù có thể dùng để kinh doanh.
>> Các loại đất nền nhà đầu tư nên tránh
2. Đặc điểm của đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ thường được nhận biết bằng một số đặc điểm như:
- Vị trí đẹp, nằm trong hoặc ngay liền kề khu đô thị hoặc dự án khu đô thị mới nào đó.
- Diện tích của mảnh đất thường rơi vào khoảng 40 - 50m2 tùy theo quy định hoặc quy hoạch của từng vùng.
- Quy hoạch giao thông cũng như điều kiện hạ tầng tại khu vực có mảnh đất dịch vụ minh bạch, được đánh giá cao.
Đất dịch vụ thường có điều kiện giao thông và hạ tầng tốt
Ngoài ra theo Điều 125, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 thì người dân có thể được sử dụng đất dịch vụ lâu dài như đất ở. Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu chuyển đổi từ đất dịch vụ sang đất ở thì phải thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính theo quy định hiện hành. Người dân cần xin giấy phép xây dựng khi muốn xây nhà cao tầng và cần đảm bảo sao cho việc xây dựng bám sát theo quy hoạch khu vực nói chung.
3. Phân biệt đất dịch vụ với một số loại đất khác
Để hiểu rõ hơn đất dịch vụ là gì, các nhà đầu tư nên xem xét và đặt loại đất này trong mối tương quan với một số loại đất phổ biến khác. Việc nhận rõ điểm khác biệt giữa các loại đất là căn cứ rất quan trọng vào lúc quyết định có nên mua đất hay không!
Đất thương mại dịch vụ
Để nắm rõ đất thương mại dịch vụ là gì thì các nhà đầu tư có thể căn cứ vào Điều 153 Luật Đất đai sửa đổi năm 2013. Tại đây Nhà nước đã quy định rõ đất thương mại, dịch vụ là đất có xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại và công trình