Shophouse là gì - Những lưu ý cần biết trước khi đầu tư

Bạn có dự định đầu tư shophouse nhưng chưa thực sự hiểu rõ shophouse là gì? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Đặc biệt, ngoài định nghĩa nhà phố thương mại là gì, những ưu nhược điểm và kinh nghiệm đầu tư cũng sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây.

1. Shophouse là gì?

Định nghĩa về shophouse

Shophouse là một loại hình bất động sản nổi lên từ khoảng giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Trong thời gian này, một lượng lớn shophouse đã lần lượt được ra đời, phân bố ở khu vực Mỹ Latinh, các đảo thuộc Caribbean, Trung Quốc,... Sau đó loại bất động sản này du nhập sang Việt Nam vào cuối triều Nguyễn tại Huế và Hội An. Mô hình bất động sản này ngày càng phát triển tại Việt Nam và được giới đầu tư gọi với cái tên chính thức là “shophouse”.

dự án shophouse, shophouse là gì
Shophouse là mô hình bất động sản đã xuất hiện từ lâu

Nghĩa tiếng Việt của shophouse là gì?

Shophouse có thể dịch ra là nhà phố thương mại, đây là một dạng mô hình nhà căn hộ có tích hợp cửa hàng thương mại. Ngay từ khi xuất hiện, shophouse đã tạo nên cơn sốt mới trong giới đầu tư bất động sản. Nhờ vào thiết kế đa năng, thông minh, phục vụ được đa dạng mục đích sử dụng như ở, kinh doanh, cho thuê mà shophouse đã và đang mọc lên trên khắp thế giới.

Một số mô hình shophouse nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như: dãy phố mua sắm Geylang, Sentosa tại Singapore, Penang, Malacca tại Malaysia,... Tại Việt Nam, hiện có các shophouse thuộc Vinhomes Times City Park Hill, Vinhomes Gardenia Mỹ Đình và Vinpearl Phú Quốc.

Đặc điểm cơ bản của nhà shophouse là gì?

Về vị trí: Shophouse vì phục vụ cho cả mục đích kinh doanh nên địa điểm xây dựng shophouse thường là những nơi có nhu cầu mua sắm cao. Cụ thể ở nước ta shophouse thường tọa lạc tại trục chính của khu đô thị trẻ, lớn hoặc các thành phố lớn, các trung tâm thương mại,...

dự án shophouse nằm cạnh mặt đường
Vị trí đắc địa là một trong những ưu điểm mạnh nhất của shophouse

  • Về kiến trúc: Các shophouse đều có từ 2 tầng trở lên để đảm bảo mặt bằng tầng trệt phục vụ cho mục đích kinh doanh và các tầng bên trên phục vụ cho mục đích ở cũng như sinh hoạt của chủ nhà. Các tầng sẽ được thiết kế thông nhau, tận dụng lợi thế một hoặc hai mặt tiền để khai thác tối đa ánh sáng tự nhiên.
  • Về giá cả và tính thanh khoản: Trên thực tế, với ưu thế về vị trí và sự đa năng của shophouse, giá bán loại sản phẩm này tương đối cao. Giá shophouse sẽ cao gấp rưỡi hoặc thậm chí gấp đôi một căn nhà thông thường.

Shophouse có phải là Shoptel (Shop