Tuy nhiên, theo đại diện Propzy, khi nhà đầu tư cầm tiền mặt nhàn rỗi họ sẽ tìm các kênh đầu tư, cất trữ tiền trước tình hình lạm phát kinh tế thì bất động sản luôn là kênh đầu tư hàng đầu.
Chia sẻ về cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản thứ cấp tại Tp.HCM, chuyên gia Propzy đã chỉ ra những tín hiệu khả quan của thị trường BĐS.
Cụ thể, dù dịch bệnh, giá nhà đất không hề sụt giảm mà đi lên theo chiều hướng tăng dần ở tất cả các nhóm khu vực, nhìn chung tăng từ 12- 17%. Các BĐS ở nhóm các quận trung tâm (Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 10) có xu hướng tăng giá và tăng nhiều nhất là 17%.
Theo Propzy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chung của Covid, nhưng trong thời gian gần đây nhìn chung số liệu bất động sản đang có lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, so sánh với đợt khủng hoảng lần trước có những yếu tố khác biệt. Trong thời gian dịch bệnh lãi suất ngân hàng duy trì ổn định và đang ở mức thấp nhất tính từ năm 2010 trở lại đây. Từ đó, gánh nặng trả nợ của nhà đầu tư và doanh nghiệp không bị tăng lên, triển vọng kênh bất động sản vẫn đang được đánh giá tốt. Tuy nhiên, về dài hạn còn tùy thuộc vào sự hồi phục của dịch bệnh.
Ông Võ Khắc Điệp, Phó Tổng Giám đốc Propzy nhận định, về BĐS ở các quận trung tâm vẫn được đánh giá là tài sản có giá trị cất giữ tốt và khả năng tạo ra dòng tiền, sẽ được hồi phục nhanh nhất sau đại dịch. BĐS tại 3 huyện ngoại thành như Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn được Propzy ghi nhận 2 đợt tăng giá liên tục ở thời điểm quý III năm 2020 và quý I năm 2021 khi đề án chuyển các huyện ngoại thành lên quận.
Theo đánh giá của ông Điệp, biến động nền kinh tế thông qua lưu thông tiền tệ, lưu thông về hàng hóa, lưu thông về việc đi lại. Những nhóm đối tượng có thể tham gia vào thị trường, nhóm thứ nhất đón sóng là nhóm có dư địa, nhóm thứ 2 là người tiêu dùng thực sự đủ khả năng, điều kiện để chọn mua, nhóm thứ 3 là nhóm đang giải cứu hoặc tìm cách thoát khỏi các kênh đầu tư BĐS.
Một khi chưa đo lường được các nhân tố để giải quyết vấn đề dịch bệnh thì sẽ khó nói về kịch bản. Nhưng khi khống chế được Covid và cuộc sống trở lại bình thường thì nhóm 1 và nhóm 2 đã chuẩn bị sẵn thì sẽ sàng lọc những cá thể yếu , nếu ai lướt sóng, ai vội vàng thì sẽ sàng lọc tự nhiên để thị trường đi vào chiều sâu hơn những người có nhu cầu thực, đầu tư thực đúng nghĩa và sự hỗ trợ từ những chuyên viên tư vấn giúp cho khách hàng ra quyết định đúng đắn.
Còn theo ông Nguyễn Tấn Tâm, Admin Group Review Bất Động Sản với hơn 138.000 thành viên trong cộng đồng đầu tư môi giới BĐS cũng chia sẻ về vấn đề này. Theo ông, tình hình giao dịch BĐS rất sôi động, trước tháng 4/2021 thì nhu cầu đầu tư rất lớn. Năm 2020, Covid lần đầu tiên diễn ra Việt Nam kiểm soát dịch rất tốt thành ra cũng là tâm điểm thế giới nhìn vào, đây cũng chính là tiềm năng cơ hội rất lớn, nhất là lĩnh vực bất động sản.
"Tuy nhiên, làn sóng Covid lần thứ 4 này đã làm ảnh hưởng toàn bộ kinh tế. Đối với việc đầu tư bất động sản, nhà đầu tư dùng đòn bẩy ngân hàng dựa trên dòng vốn tiền mặt, cho thuê. Hiện tại, các dòng tiền mặt đều đứng trước những lo lắng về thị trường, tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư cầm tiền mặt nhàn rỗi họ sẽ tìm các kênh đầu tư, cất trữ tiền trước tình hình lạm phát kinh tế thì bất động sản luôn là kênh đầu tư hàng đầu", ông Tâm khẳng định.
Cùng nói về cơ hội và thách thức, ông Lê Hoàng, Quản lý cao cấp mảng định giá Propzy cho biết, hiện tại các doanh nghiệp/công ty dịch vụ bất động sản cũng đang chú trọng rất nhiều tới việc online, chuyển đổi số, tự động hóa. Do đó, bất động sản nên chú ý tới 3 lĩnh vực chính sau khi kiểm soát dịch.
Thứ nhất là chỗ ở kết hợp với nơi làm việc. Đối với công ty dịch vụ thương mại, nhu cầu bất động sản đối với làm việc văn phòng sẽ hướng tới việc đáp ứng nhu cầu của phát triển về số hóa, làm việc online. Do đó, không yêu cầu về vị trí trung tâm mà chỉ quan tâm về thuận tiện di chuyển. Bên cạnh đó, diện tích sử dụng không cần quá lớn, chỉ cần tối ưu nhất.
Thứ 2 đối với lĩnh vực F