Là hệ quả của công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986, có thể nói, việc phát triển các KCN thời gian qua đã thu hút được nguồn vốn lớn cũng như công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp nước ngoài, đóng góp không nhỏ vào tỉ trọng tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm phát triển, nhiều KCN đã có dấu hiệu “lão hóa” và bị “bỏ hoang” mặc dù được đầu tư với nguồn vốn khổng lồ. Vậy đâu là hướng đi bền vững cho khu công nghiệp trong giai đoạn hiện tại?
KCN truyền thống cần được “lột xác”
Lý giải nguyên nhân khiến các KCN “thuần túy” dần trở nên mất sức hút đối với các doanh nghiệp sản xuất, một số chuyên gia kinh tế cho rằng mô hình truyền thống đang đặt gánh nặng về “nỗi lo” ăn, ở và cân bằng cuộc sống lên vai người lao động, khiến họ luôn tìm kiếm những cơ hội việc làm mới. Cụ thể, với thu nhập ở mức trung bình khá, công nhân buộc phải chấp nhận di chuyển xa hoặc thuê trọ xung quanh khu công nghiệp để duy trì cuộc sống. Trong khi đó, các chuyên gia, kỹ sư có mức thu nhập cao hơn cũng phải chịu chung “số phận” khi các nhu cầu giải trí, sử dụng tiện ích của họ không được đáp ứng. Sau một thời gian làm việc, họ có nhiều cơ hội để lựa chọn những công việc khác hoặc ở các khu vực khác phù hợp hơn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho nhân sự làm việc tại các KCN luôn biến động liên tục và trở thành vấn đề nan giải cho nhiều doanh nghiệp.
Khi các chủ doanh nghiệp hiểu được giá trị của việc chăm lo đời sống người lao động đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì những KCN sở hữu trung tâm thương mại dịch vụ đi kèm trở thành điều kiện cần để quyết định một “nơi an cư lý tưởng”. Các KCN truyền thống muốn tăng sức cạnh tranh cần nhanh chóng thay đổi để đảm bảo sự phát triển cân đối, lâu dài. Vì vậy, có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu thiết yếu được quan tâm là việc phát triển bền vững KCN phải đi đôi với phát triển khu dân cư và các tiện ích xã hội đi kèm.
“Miếng bánh” hấp dẫn từ khu thương mại dịch vụ
Với quy mô lên tới 550 ha, KCN Sông Công 2 Thái Nguyên khi hoạt động hết công suất có thể thu hút hơn 60.000 – 70.000 lao động. Khối lượng này kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ như hàng tiêu dùng, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí vô cùng lớn. Với nguồn cầu vô hạn này, nhà đầu tư không cần “đau đầu” suy nghĩ cách thu hút khách hàng, vấn đề duy nhất cần bận tâm là làm sao để đáp ứng đúng và đủ cho thị trường niềm năng này.
Thói quen shopping sau giờ tan làm của người lao động tại KCN Sam Sung
Tuy nhiên, phải nói rằng, “miếng bánh” hấp dẫn này thường được chính các chủ doanh nghiệp hoạt động trong KCN khai thác triệt để, hiếm khi để lọt vào tay “người ngoài”. Bởi lẽ, họ có lợi thế khi nắm trong tay “bảng phân tích khách hàng mục tiêu” với toàn bộ đặc điểm, thói quen tiêu dùng, sức mức của người lao động. Việc sở hữu các shophouse hay kiot thương mại vô hình chung tạo thành chuỗi cung ứng khép kín, không những đảm bảo đời sống và “giữ chân” người lao động mà còn đem lại mức lợi nhuận ngoài mong đợi.
Phát triển khu dịch vụ kế cận khu công nghiệp là bước đi khôn ngoan
Tháng 3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Sông Công 2 tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Khắc phục nhược điểm của mô hình truyền thống, với lợi thế về vị trí và nguồn lực đầu tư, KCN Sông Công 2 Thái Nguyên lựa chọn tiên phong trong hướng đi phát triển KCN dịch vụ, tạo ra hệ sinh thái toàn diện và đồng bộ cho KCN.
Vị trí đắc địa của khu dịch vụ KCN Sông Công nhìn từ trên cao
Được kỳ vọng là một trong những dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, KCN Sông Công 2 nhận được sự hỗ trợ tối đa từ phía cơ quan quản lý nhằm tiến tới đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật so với quy hoạch tổng thể của địa phương. Trong đó, đặc biệt tập trung phát triển trung tâm thương mại dịch vụ theo chiến lược và định hướng rõ ràng, tương xứng với quy mô hoạt động.
Giai đoạn 1, với diện tích 250 ha, Sông Công 2 đã thu hút vốn đầu tư quy đổi gần 1,5 tỷ USD. Các dự án trong KCN mỗi năm sẽ tạo kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, nhập khẩu trên 1,6 tỷ USD, tạo việc làm mới cho 30.000 lao động, nộp ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Nhìn rõ những cơ hội và thách thức đặt ra, KCN Sông Công 2 xác định rõ mục tiêu hướng tới phát triển một mô hình KCN mới đủ sức cạnh tranh đồng thời tạo ra cơ hội đầu tư, kinh doanh sinh lời hấp dẫn, bền vững cho nhà đầu tư.