Lực đẩy từ hạ tầng giao thông
Không thể phủ nhận, những năm qua, quận 12 là khu vực phía Tây Tp.HCM được đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, giao thông rõ nét nhất. Các tuyến đường giao thông quan trọng đã góp phần trong việc liên kết quận này với các quận huyện, tỉnh thành khác như Củ Chi (Tp.HCM), Thuận An, Dĩ An (Bình Dương) hoặc dễ dàng di chuyển vào khu trung tâm. Đây đang là đòn bẩy tạo sức bật rất lớn cho thị trường BĐS khu vực này.
Có thể kể đến hàng loạt tuyến đường giao thông đang được mở rộng tại quận 12 tác động rõ nét đến thị trường BĐS nơi đây. Chẳng hạn, tuyến đường dự phóng tại phường Thạnh Xuân sau khi xây dựng sẽ tác động mạnh đến giá cả các dự án BĐS khu vực. Theo đó, tuyến đường này sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách đi từ các dự án BĐS tọa lạc nơi đây đến các tuyến đường chính như Lê Thị Riêng, Quốc lộ 1 của quận 12, làm tăng giá trị của dự án BĐS.
Bên cạnh đó, tuyến Quốc lộ 1A được mở rộng và đồng bộ với các tuyến đường nhánh đi vào các quận lân cận như: Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp... sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa quận 12 đến các quận. Hay dự án mở rộng đường Trường Chinh - một trong những tuyến đường quan trọng trong việc lưu thông từ các quận trung tâm Tp.HCM tới quận 12. Tương tự, hầm chui An Sương sắp hoàn thiện sẽ tạo đà cho thị trường BĐS nơi đây phát triển theo.
Đáng chú ý, tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đi qua quận 12 đang gấp rút giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2021 và tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Văn Linh) dự báo sau khi hoàn thiện sẽ nâng tầm thị trường BĐS này lên một bước. Theo các chuyên gia, giá BĐS gần các tuyến metro đi qua có khả năng tăng giá tốt hơn các vị trí khác, ít nhất là từ 20%.
Ghi nhận cho thấy, dù hạ tầng giao thông chưa hoàn thành nhưng giá BĐS quận 12 đã biến động tăng rõ nét trong những năm qua. Nếu khi hạ tầng giao thông chính thức đồng bộ, đi vào sử dụng thì BĐS nơi đây chắc chắn sẽ thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn hiện tại và được dự đoán sẽ tăng với biên độ lớn. Đặc biệt tại các khu vực như Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thạnh Lộc…
Nhà đầu tư vào đón sóng vì dư địa tăng giá BĐS còn lớn
Việc hạ tầng giao thông kết nối tốt, cầu cống được xây dựng đồng bộ chắc chắn sẽ tác động đến giá trị BĐS khu vực đó. Theo các chuyên gia, có một quy luật từ trước đến nay là cứ BĐS nào gần khu vực đường mở rộng hay cầu sắp xây thì tự khắc đất lên giá. BĐS cũng nâng giá trị lên một tầm mới.
Hạ tầng phát triển luôn là đòn bẩy thúc đẩy tiềm năng tăng giá BĐS khu vực
Theo khảo sát, mức độ biến động giá BĐS khu Tây Sài Gòn rơi vào ngưỡng trung bình từ 20-25%/năm. Lúc thị trường diễn biến tốt, ở các dự án có lợi thế vị trí, tiện ích đầy đủ thì giá có thể tăng lên mức 35%/năm. Một số khu vực như phường Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thạnh Lộc… mức độ tăng giá BDS ghi nhận ấn tượng ở một số dự án bung hàng thời điểm 2018-2019, thậm chí có dự án đất nền chạm mốc 60-70 triệu đồng/m2.
Việc biến động tăng giá ở khu vực này cũng dễ hiểu bởi có lợi thế rõ nét về cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối giao thông dễ dàng. Chưa kể, so với các quận khác, giá đất quận 12 dù đã tăng nhưng vẫn còn thấp hơn. Do đó, biên độ tăng giá trong tương lai còn rất lớn.
Một lý do nữa khiến BĐS khu Tây Sài Gòn nói chung, quận 2 nói riêng luôn có biên độ tăng giá cao là bởi nhu cầu mua để ở luôn hiện hữu, giá mua vào còn mềm hơn so với các khu vực khác. Nếu khu Đông hay khu Nam Tp.HCM quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông triển khai mạnh thì khu Tây với hạ tầng dân số cơ học đông, nhiều trung tâm giao thương và công nghiệp mang đến sự tiện nghi về cuộc sống và việc làm cho người dân sở hữu.
Do đó, các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân mua BĐS khu vực này thường hướng đến việc đón đầu xu hướng ở thực. Việc bán sản phẩm ra hay cho thuê cũng tương đối dễ dàng, giá BĐS cũng gia tăng một cách ổn định hơn so với khu vực khác.
Theo các chuyên gia trong ngành, nhiều nhà đầu tư đang giành sự quan tâm hơn vào quận 12 để đón đầu thị trường khi biên độ tăng giá còn cao trong tương lai, hạ tầng chưa đi vào giai đoạn hoàn thiện thì chính là cơ hội để người mua vào thị trường tốt nhất, nhằm hưởng được biên độ gia tăng giá trong tương lai. Những NĐT có kinh nghiệm thường vào thị trường BĐS lúc các CĐT mới "manh nha" thông tin dự án ra thị trường, hoặc lúc các thông tin về hạ tầng giao thông chưa rõ ràng. Khi mọi thứ rõ ràng, việc chốt lợi nhuận của NĐT sẽ rất tốt.
Đây cũng chính là lý do mà thời gian qua, loạt dự án BĐS từ nhà phố, đất nền đến căn hộ đã được nhiều doanh nghiệp BĐS tập trung phát triển tại đây và có thanh khoản khá tốt.