Ngay trước thềm năm mới Tân Sửu 2021, Việt Nam đã đón nhận dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn II. Nhiệt điện Ô Môn II là dự án có công suất thiết kế 1.050MW, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,3 tỷ USD, do liên danh Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) thực hiện.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II là một trong 4 nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ), dự kiến vận hành năm 2026. Vì thế, việc dự án này được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng cho TP. Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước khi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Dự án tăng vốn thêm 750 triệu USD của LG Display cũng được chấp thuận. Đây là lần thứ 4, LG Display tăng vốn đầu tư và sau lần tăng vốn này, Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 3,25 tỷ USD, trở thành dự án đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhất tại thành phố cảng Hải Phòng. Được biết, sau khi được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, LG Display sẽ nhanh chóng triển khai xây dựng, lắp đặt phần mở rộng, để đến tháng 5/2021 có thể bắt đầu đi vào sản xuất.
Những ngày cuối tháng 1/2021, Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ theo hình thức trực tuyến với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai dự án Tổ hợp Chế biến thịt lợn tại tỉnh này với tổng vốn đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD. Theo dự kiến, AVG sẽ xây dựng tại Việt Nam một trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000 ha. Trong đó, có 43 trang trại lợn thương phẩm và 3 trang trại lợn lai, nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp với công suất 2 triệu tấn/năm, lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400 ha.
Cũng trong tháng 1/2021, Đà Nẵng đã cấp chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Nhà máy Sản xuất vật liệu bán dẫn United States Enterprises. Dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 110 triệu USD. Đây là dự án của nhà đầu tư Mỹ, đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn - một lĩnh vực công nghệ cao mà Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư trong thời gian gần đây. Năm ngoái, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã đón nhận Dự án Nhà máy Sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine của Công ty UAC (Mỹ). Vì thế, sự xuất hiện của United States Enterprises giống như một lời khẳng định về mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực công nghệ cao ở Đà Nẵng cũng như Việt Nam.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH