TP.HCM và Bình Dương cùng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đến năm 2025

Mới đây, TP.HCM đưa ra thông tin sẽ mở rộng QL13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu dài khoảng 5,5km, dự kiến thực hiện trước năm 2025 với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng.

Trước đó, cuối tháng 1/2021, Bình Dương cũng đã điều chỉnh cục bộ kế hoạch đầu tư công, tăng vốn đầu tư để giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong. 

Ngày 9/4, Sở GTVT TP.HCM cho biết dự án nâng cấp, mở rộng QL13 từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu đang được lập kế hoạch đầu tư và sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025. Dự án có tổng vốn đầu tư là gần 10.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.300 tỉ, tiền giải phóng mặt bằng khoảng 8.100 tỉ; còn lại là các khoản chi phí tư vấn, quản lý, di dời hạ tầng kỹ thuật,...

Đây được xem là dự án trọng điểm ở cửa ngõ TP.HCM đến các tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều lần được nghiên cứu để giải quyết tình trạng giao thông ùn tắc do "thắt cổ chai". Trong khi Bình Dương đã mở rộng QL13 lên 6 làn xe, sắp tới tăng lên 8 làn xe thì đoạn QL13 ở TP.HCM vẫn chưa được thông thoáng.

Bỏ qua các yếu tố khách quan, việc QL13 qua Bình Dương được mở rộng nhanh chóng hơn do đây là trục thông thương huyết mạch, giao thoa nhiều tuyến đường quan trọng khác. Theo Quyết định số 4291/QĐ-UBND v/v phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, có đến 17 công trình đi qua QL13 bao gồm các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển, bến kỹ thuật được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe bus đô thị kết hợp xe bus nhanh (BRT),…

Trước đó, tại Quyết định 1071/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương đã quyết định mở rộng QL13 (đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính - thương mại - dịch vụ lớn bậc nhất tỉnh. Từ trục đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị phụ trợ.

Có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đô thị hóa và thực hiện dự án "Vùng đổi mới sáng tạo" của Bình Dương, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định để thúc đẩy tiến trình hoàn thiện QL13. Tiêu biểu như Quyết định 3897/QĐ-UBND v/v giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công năm 2021 hay mới đây nhất (tháng 01/2021) là Quyết định 283/QĐ-UBND v/v điều chỉnh cục bộ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công năm 2020 và chuyển giai đoạn thực hiện dự án.

Theo các quyết định này, vốn đầu tư cho dự án giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong sẽ được tăng thêm hơn 211 tỷ đồng và chuyển từ danh mục Chuẩn bị đầu tư sang Thực hiện dự án. Các đoạn QL13 từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị,… cũng được lên kế hoạch đầu tư.

Hiện QL13 là khu vực "đóng đô" của nhiều tiện ích quốc tế như Aeon Mall, Lotte Mart, các bệnh viện quốc tế: Hạnh Phúc, Becamex, Columbia Asia,… thu hút người dân TP.HCM, Bình Dương và các tỉnh lân cận. Trên trục đường này cũng tập trung các khu công nghiệp (KCN) lớn gồm KCN VSIP 1, KCN Việt Hương,… với lực lượng chuyên gia, lao động kỹ thuật cao hàng chục ngàn người.

TP.HCM và Bình Dương cùng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đến năm 2025 - Ảnh 1.

Nhiều tiện tích cao cấp đều tập trung trên QL13 như Aeon Mall, Lotte Mart, các bệnh viện quốc tế: Hạnh Phúc, Becamex, Columbia Asia

Trong tương lai, theo quy hoạch QL13 thành đại lộ từ trung tâm Lái Thiêu đến Nguyễn Văn Tiết thuộc TP.Thuận An, khu vực này sẽ trở thành CBD (Central Business District) của tỉnh, tập trung các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, ngân hàng, tòa nhà văn phòng, tòa nhà phức hợp, các dự án căn hộ cao cấp,... Với lợi thế thuộc vùng Đổi mới sáng tạo của Bình Dương và là thành phố vệ tinh của TP.Thủ Đức, TP.Thuận An được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc quy hoạch QL13 thành đại lộ.

TP.HCM và Bình Dương cùng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đến năm 2025 - Ảnh 2.

Một phần QL13 được quy hoạch thành đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ sẽ tạo đòn bẩy khổng lồ cho thị trường bất động sản, thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư tại Bình Dương

Trước triển vọng này, hàng loạt chủ đầu tư lớn đã bắt đầu phát triển dự án tại Thuận An từ thời điểm 2019 - 2020, theo đó mặt bằng giá tại đây tăng liên tục, chạm ngưỡng trung bình 38 - 45 triệu đồng/m2. Đồng thời, thị trường căn hộ Thuận An đã bắt đầu xuất hiện phân khúc căn hộ cao cấp dọc trục QL13. Hầu hết các dự án này đều có tỷ lệ tiêu thụ tích cực, đơn cử như Astral City.

Được biết dự án có quy mô 3,7ha với 8 tòa tháp cao 40 tầng. Hiện tại, dự án đang giới thiệu ra thị trường 2 tháp đầu tiên The Sirius và The Rigel với phương thức thanh toán cạnh tranh: Thanh toán 30% cho đến khi nhận nhà, đợt đầu chỉ 100 triệu đồng và 1% mỗi tháng tiếp theo. Ngân hàng VPBank hỗ trợ tài chính với khoản vay lên đến 70% giá trị sản phẩm trong vòng 25 năm, ân hạn gốc và tài trợ lãi trong vòng 24 tháng.

TỪ KHÓA: dự án