Tổng quan về huyện Ứng Hòa (Hà Nội)

Huyện Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách huyện Hà Đông 30km về phía Bắc, cách khu du lịch Chùa Hương 20km về phía Nam. Ứng Hòa có đường 428, đường 78 đi qua và các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Địa lý

Huyện Ứng Hòa tiếp giáp các huyện như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai;
  • Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;
  • Phía Nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam);
  • Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức.

Huyện có địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Sông Đáy là phân giới tự nhiên phía Tây của huyện, đây cũng là giao tuyến phân chia địa hình núi đá vôi với đồng bằng chiêm trũng. Ứng Hòa nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa cũng là mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh, hơi khô và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Hành chính

Dân số năm 2017 là 204.800 người. Huyện có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Vân Đình (huyện lỵ) và 28 xã: Viên Nội, Viên An, Vạn Thái, Trường Thịnh,Trung Tú, Trầm Lộng, Tảo Dương Văn, Sơn Công, Quảng Phú Cầu, Phương Tú, Phù Lưu,Minh Đức, Lưu Hoàng, Liên Bạt, Kim Đường, Hồng Quang, Hòa Xá, Hòa Phú, Hòa Nam, Hòa Lâm, Hoa Sơn, Đồng Tân, Đồng Tiến, Đông Lỗ, Đội Bình, Đại Hùng, Đại Cường, Cao Thành.

bản đồ hành chính huyện ứng hòa

Bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa Hà Nội.

Kinh tế, xã hội

Ứng Hòa là huyện thuận nông, điểm xuất phát thấp. Thời gian qua, huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khôi phục ngành nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm nghề mới. Thay vì đưa kinh tế thoát nghề nông như các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Ứng Hòa lại xác định phát triển nông nghiệp làm then chốt, là nền kinh tế mũi nhọn giúp nâng cao đời sống nhân bằng cách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị cao và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Trên địa bàn huyện có thêm 2 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Xà Cầu và cụm công nghiệp Cầu Bầu giúp phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cho địa phương.

Ứng Hòa là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống thủ công và làng nghề mới như: làm đàn thôn Đào Xá, mây tre đan Đông Vũ, làm giày da thông Thần, vịt quay Vân Đình, may áo dài Trạch Xá, giết mổ lợn Miêng Thượng, khảm trai Cao Xá, bông vải sợi Trung Thượng, chẻ tăm hương mây tre đan Trần Đăng, làm hương ở Quảng Phú Cầu, may màn Hòa Xá, nghề rèn Vũ Ngoại…

Hạ tầng giao thông

Huyện Ứng Hòa được đánh giá là có hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống người dân và phát triển kinh tế. Cụ thể:

  • Đường quốc lộ: Quốc lộ 21B là trục giao thông chính xuyên suốt Bắc Nam của huyện cùng với hệ thống cầu, cống với đoạn tuyến chiều qua huyện dài 22km đã được mở rộng, trải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Trục đường này đóng vai trò đối ngoại kết nối với mạng lưới giao thông thành phố.
  • Đường Vành đai V là tuyến đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Tuyến đi qua đị phận huyện Ứng Hòa tại xã Hồng Quang, kết nối với huyện Mỹ Đức qua cầu Hồng Quang và với tỉnh Hà Nam qua cầu Phú Dư.
  • Đường Đỗ Xá – Quan Sơn đoạn qua huyện có chiều dài 9km.
  • Đường tỉnh lộ: Có tất cả 9 tuyến tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện với chiều dài 63,2km, trong đó có 39,7km được trải thảm nhựa, 10km bê tông xi măng và 13,5km đường cấp phối.
  • Đường huyện: Có 30,3km đường huyện lộ, trong đó có 16,1km được thảm bê tông, 2,5km bê tông xi măng và 11,7km là đường cấp phối.

Những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được hoàn thiện không ngừng, đặc biệt khi chương trình thực hiện hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, huyện vẫn cần đầu tư, nâng cấp một số tuyến đường.

quốc lộ 21b

Quốc lộ 21B đoạn qua địa bàn huyện Ứng Hòa.

Y tế

Mạng lưới y tế huyện phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân cư, gồm có:

  • Bệnh viện đa khoa Vân Đình với quy mô 247 giường
  • 3 phòng khám đa khoa khu vực với quy mô 20 giường
  • 29 trạm y tế xã, thị trấn với tổng 145 giường bệnh, các trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia và có bác sĩ.

Giáo dục

Ứng Hòa có 1 Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ứng Hòa  6 trường Trung học phổ thông là:

  • Trường Trung học phổ thông Ứng Hòa A
  • Trường Trung học phổ thông Ứng Hòa B
  • Trường Trung học phổ thông Trần Đăng Ninh
  • Trường Trung học phổ thông Lưu Hoàng
  • Trường Trung học phổ thông Đại Cường
  • Trường Trung học phổ thông dân lập Nguyễn Thượng Hiền

Các trường THCS:

  •    Đội Bình
  •    Cao Thành
  •    Đại Cường
  •    Đại Hùng
  •    Đông Lỗ
  •    Đồng Tân
  •    Minh Đức
  •    Trung Tú
  •    Tảo Dương Văn
  •    Trường Thịnh
  •    Vạn Thái
  •    Đồng Tiến
  •    Hòa Lâm
  •    Hòa Nam
  •    Hòa Phú
  •    Hoa Sơn
  •    Hòa Xá
  •    Hồng Quang
  •    Kim Đường
  •    Liên Bạt
  •    Lưu Hoàng
  •    Phù Lưu
  •    Phương Tú
  •    Quảng Phú Cầu
  •    Sơn Công
  •    Thị Trấn
  •    Trầm Lộng
  •    Viên An
  •    Viên Nội
  •    Nguyễn Thượng Hiền

Các trường tiểu học:

   Cao Thành
  •    Đại Cường
  •    Đại Hùng
  •    Đồng Tân
  •    Hòa Lâm
  •    Hòa Nam
  •    Hòa Phú
  •    Hoa Sơn
  •    Hòa Xá
  •    Hồng Quang
  •    Kim Đường
  •    Liên Bạt
  •    Lưu Hoàng
  •    Minh Đức
  •    Phương Tú
  •    Quảng Phú Cầu
  •    Sơn Công
  •    Thị Trấn
  •    Tân Phương
  •    Trầm Lộng
  •    Trung Tú
  •    Trường Thịnh
  •    Vạn Thái
  •    Viên An
  •    Viên Nội
  •    Đội Bình
  •    Đông Lỗ
  •    Đồng Tiến
  •    Phù Lưu
  •    Tảo Dương Văn

Các trường mầm non:

   Cao Thành
  •    Đông Lỗ
  •    Liên Bạt
  •    Tảo Dương Văn
  •    Trung Tú
  •    Trường Thịnh
  •    Viên Nội
  •    Đại Cường
  •    Đại Hùng
  •    Đội Bình
  •    Đồng Tân
  •    Đồng Tiến
  •    Hòa Lâm
  •    Hòa Nam
  •    Hòa Phú
  •    Hoa Sơn
  •    Hòa Xá
  •    Hồng Quang
  •    Kim Đường
  •    Lưu Hoàng
  •    Minh Đức
  •    Phù Lưu
  •    Phương Tú
  •    Quảng Phú Cầu
  •    Sơn Công
  •    Tân Phương
  •    Thị Trấn
  •    Trầm Lộng
  •    Vạn Thái
  •    Viên An

Phát triển đô thị

Huyện Ứng Hòa có 1 thị trấn với tổng diện tích 562,12 ha, chiếm 2,99% tổng diện tích toàn huyện. Bình quân đất ở đô thị/người là 58,26m2/người. Thị trấn Vân Đình là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan của huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đô thị đã dần hoàn thiện, bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến, minh chứng là khối lượng xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, công trình công cộng… tăng lên khá nhanh.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Ứng Hòa được phát triển phân tán với một đô thị hạt nhân trung tâm là thị trấn Vân Đình và 3 cụm đổi mới gồm cụm đổi mới Quán Tròn tại xã Quảng Phú Cầu - Trường Thịnh, cụm đổi mới Khu Cháy tại xã Đồng Tân - Trung Tú và cụm đổi mới Hòa Nam tại xã Hòa Nam phục vụ cho phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ.

Bất động sản huyện Ứng Hòa Hà Nội

Huyện Ứng Hòa nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng – nơi có bước phát triển đáng kể, giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao, điều này có ý nghĩa rất lớn tạo động lực cho phát triển của huyện. Hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn lớn là những điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh về kinh tế, xã hội. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã tác động rất lớn đến việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, đặc biệt là việc phát triển đô thị, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đòi hỏi phải chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên, huyện là khu vực xa và trái tuyến giao thông so với Hà Nội, cùng với đó, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn. Vì thế, Ứng Hòa chưa hình thành thị trường bất động sản, có chăng chỉ có các giao dịch nhỏ lẻ, mua đi bán lại của người dân với nhau. Hiện tại, trên địa bàn huyện, loại hình bất động sản đang được giao dịch nhiều nhất vẫn là đất đấu giá, đất thổ cư chính chủ với mức giá dao động từ 4-20 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

(Tổng hợp)