Thống nhất xây 3 cây cầu và 2 tuyến đường sắt kết nối Tp.HCM với Đồng Nai, bất động sản “đôi bờ” hưởng lợi?

Ngày 25/4/2025, UBND Tp.HCM và UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc để nghe báo cáo tình hình triển khai các dự án giao thông kết nối giữa hai địa phương.

Theo đó, tại buổi làm việc, lãnh đạo hai địa phương đã bàn bạc, thống nhất việc triển khai đầu tư xây dựng 3 cây cầu vượt sông Đồng Nai kết nối Đồng Nai với Tp.HCM, bao gồm: Cầu thay phà Cát Lái (cầu Cát Lái), Đồng Nai 2 và Phú Mỹ 2. Trong đó, cấp thiết nhất hiện nay là dự án cầu Cát Lái. Cùng với đó, dự án kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên đến tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; dự án tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với Sân bay Long Thành cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của hai địa phương.

Với dự án cầu Cát Lái, tỉnh Đồng Nai đề nghị Tp.HCM cân đối, bố trí nguồn ngân sách thành phố triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng phía Tp.HCM và xử lý nắn chỉnh tuyến đường Nguyễn Thị Định đoạn 336m sát bờ sông Đồng Nai để đảm bảo yếu tố kỹ thuật thiết kế cầu dây văng.

Về phía Đồng Nai, tỉnh sẽ bố trí vốn giải phóng mặt bằng và các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT. Đồng Nai mong muốn hai địa phương cố gắng, nỗ lực để khởi công dự án vào cuối năm 2025.

Dự án Cầu thay phà Cát Lái với mục tiêu tạo thành tuyến đường kết nối giao thông liên vùng giữa tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Thống nhất xây 3 cây cầu và 2 tuyến đường sắt kết nối Tp.HCM với Đồng Nai, bất động sản “đôi bờ” hưởng lợi?

Dự án cầu Đồng Nai 2, hai địa phương thống nhất tiếp tục rà soát cập nhật quy hoạch và nghiên cứu, cân đối vốn, lựa chọn hình thức đầu tư để triển khai thực hiện vào năm 2026. Dự án có chức năng tăng cường kết nối giữa 2 địa phương, kết nối 2 chuỗi đô thị dọc sông Đồng Nai và các đô thị trên địa bàn thành phố Tp.HCM.

Tỉnh Đồng Nai đề xuất triển khai thực hiện dự án với 3 thành phần:

Dự án thành phần 1: Đầu tư phần đường kết nối từ nút giao Gò Công đến sông Đồng Nai dài khoảng 5,4km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng, do UBND TPHCM triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách thành phố hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai 2 với quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, kinh phí khoảng 3.500 tỷ đồng. Do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức đối tác công tư có sự tham gia của nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Nai.

Dự án thành phần 3: Đầu tư phần đường kết nối từ sông Đồng Nai đến Quốc lộ 51, chiều dài khoảng 6km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng; do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Thống nhất xây 3 cây cầu và 2 tuyến đường sắt kết nối Tp.HCM với Đồng Nai, bất động sản “đôi bờ” hưởng lợi?

Lãnh đạo 2 địa phương Tp.HCM và Đồng Nai thống nhất đầu tư các hạ tầng giao thông kết nối, nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội và thị trường bất động sản.

Dự án cầu Phú Mỹ 2 với mục tiêu hình thành trục kết nối mới giữa 2 Tp.HCM và Đồng Nai, chia sẻ lưu lượng cho cầu Phú Mỹ hiện hữu. Kết hợp với các tuyến đường trên cao số 1, 2, 3 của Tp.HCM và tuyến đường 25C của Đồng Nai hình thành trục kết nối giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành.

Dự án được đề xuất triển khai thực hiện với 3 thành phần.

Dự án thành phần 1: Đầu tư phần đường kết nối từ giao với đường Nguyễn Hữu Thọ đến sông Nhà Bè dài khoảng 3km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng; do UBND Tp.HCM triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách thành phố hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Dự án thành phần 2: Dự án với quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, kinh phí khoảng 9.500 tỷ đồng; do UBND Tp.HCM triển khai thực hiện theo hình thức đối tác công tư có sự tham gia của nguồn vốn ngân sách Tp.HCM.

Dự án thành phần 3: Đầu tư phần đường kết nối từ sông Nhà Bè đến đường 25C, chiều dài khoảng 7,2 km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, kinh phí khoảng 2.500 tỷ đồng; do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Đối với dự án kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu triển khai dự án để phấn đấu khởi công dự án vào đầu năm 2026.

Riêng dự án tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với Sân bay Long Thành, Đồng Nai đề nghị Tp.HCM làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án bằng nguồn ngân sách thành phố.

Tại buổi làm việc ngày 25/4, lãnh đạo Đồng Nai và Tp.HCM đã thống nhất chủ trương cần thiết đầu tư các dự án giao thông kết nối. Đồng thời, giao Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai phối hợp Sở Giao thông công chánh Tp.HCM rà soát, bổ sung bến bãi, kêu gọi và lựa chọn các nhà đầu tư tham gia khai thác các tuyến vận tải đường thủy nội địa kết nối giữa hai địa phương.

Tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng các công trình trọng điểm giữa Đồng Nai và Tp.HCM, xây dựng quy chế, ban hành kế hoạch, xác định đường găng công việc từng dự án. Đồng thời, định kỳ hàng quý họp giao ban rà soát tiến độ và kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc.

Thống nhất xây 3 cây cầu và 2 tuyến đường sắt kết nối Tp.HCM với Đồng Nai, bất động sản “đôi bờ” hưởng lợi?

Hạ tầng giao thông sẽ đầu tư trong tương lai kì vọng thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.

Ghi nhận cho thấy, thời gian qua, thông tin hạ tầng giao thông kết nối giữa Tp.HCM và Đồng Nai đã tác động tích cực đến bức tranh bất động sản "đôi bờ", đặc biệt, khu vực Đồng Nai.

Vốn có mặt bằng giá còn thấp hơn khu vực Tp.HCM, Bình Dương, thị trường bất động sản Đồng Nai gần đây rục rịch ở phân khúc đất nền, nhà phố - biệt thự và căn hộ. Việc hình thành tuyến đường kết nối trọng điểm dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu. cao về bất động sản nhà ở, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các khu vực với nhau.

Từ cuối năm 2024 đến nay, thị trường bất động sản Đồng Nai, nhất là khu vực Nhơn Trạch, Long Thành liên tục chứng kiến sự tăng trưởng về giao dịch và giá bán. Ở phân khúc đất nền, hiện tượng nóng sốt diễn ra trên diện rộng, giá đất nền tăng từ 20-30% so với thời điểm cuối năm 2024. Ngoài thông tin quy hoạch thì yếu tố hạ tầng khu vực đã tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư khiến phân khúc này sôi động.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới khan hiếm, nhu cầu tăng, hạ tầng kết nối được đầu tư cũng đã khiến loại hình này tăng nhịp từ đầu năm 2025. Một số dự án căn hộ nằm gần sân bay Long Thành, cầu Nhơn Trạch, các tuyến đường kết nối vào sân bay, hay các hạ tầng dự kiến triển khai trong thời gian tới như đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, metro 1 kéo dài... ghi nhận thanh khoản tích cực.

Chẳng hạn, dự án căn hộ FIATO Airport City của Thang Long Real Group với vị trí chỉ 10 phút đến sân bay Long Thành, 500m đến nhà ga đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành tương lai đang gây chú ý trên thị trường BĐS Đồng Nai. Từ dự án di chuyển khoảng 30 phút đến Tp.HCM thông qua cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dễ dàng kết nối các tuyến đường huyết mạch Đồng Nai – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, đại lộ Nguyễn Ái Quốc; đồng thời nằm gần cụm cảng trọng điểm như cụm cảng Thị Vải Cái Mép, Cảng Phước An...

Vào ngày 24/4 mới đây, dự án đã chính thức kick off sẽ cung cấp các sản phẩm chất lượng ra thị trường phía Đông, phục vụ đối tượng khách mua là giới chuyên gia, doanh nhân, giới trẻ thành đạt... Đây là khu căn hộ hiện đại với các lựa chọn từ 1-3 phòng ngủ và các căn thương mại dịch vụ, được trang bị loạt tiện ích nội khu cao cấp. Với vị trí chiến lược ngay cửa ngõ sân bay Long Thành, kết nối nhanh đến các trung tâm kinh tế lớn, dự án này thu hút cả nhu cầu ở thực lẫn đầu tư. 

Loại hình nhà phố, biệt thự cũng sôi nổi không kém. Trước đến nay, nguồn cung và thanh khoản phân khúc này vốn rất tích cực tại Đồng Nai. Việc 2 địa phương Tp.HCM và Đồng Nai thống nhất đầu tư xây dựng một tuyến đường huyết mạch càng thúc đẩy sự kì vọng về sức của cho loại hình này trong thời gian tới.

Không chỉ Đồng Nai, mà bất động sản Tp.HCM, đặc biệt khu vực Tp.Thủ Đức –cũng được hưởng lợi từ thông tin hạ tầng khu vực. Chẳng hạn, dự án cầu Cát Lái được xây dựng thì sự kết nối giữa khu vực P.Cát Lái (quận 2 cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) với Nhơn Trạch (Đồng Nai) sẽ dễ dàng, từ đó tác động đến thị trường bất động sản.

Trong khi, các tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành, vành đai 2, vành đai 3 Tp.HCM, dự án kéo dài tuyến metro số 1... lại tạo động lực tăng trưởng cho các dự án quanh khu vực Q.Thủ Đức cũ (nay là Tp.Thủ Đức). Gần đây một số nguồn cung căn hộ hiếm hoi xuất hiện tại khu vực này đã và đang nhận được sự quan tâm tích cực từ thị trường. 

Đơn cử, dự án FIATO Uptown nằm trong khu Thang Long Home - Hưng Phú đã hoàn thiện, hơn 90% cư dân vào sinh sống hiện đang giới thiệu căn hộ 2-3 phòng ngủ và căn duplex với mức giá từ 55 triệu đồng/m2. Trong đó, căn hộ hai tầng duplex tại dự án gây bất ngờ với người mua khi mức giá chỉ từ 55 triệu đồng/m2. Nằm ngay vị trí trung tâm Tp.Thủ Đức, dự án này nhận được sự quan tâm tích cực từ thị trường khi mặt bằng giá hợp lý, gần các tuyến hạ tầng trọng điểm, tiện ích đã hiện hữu trong khu dân cư....giúp người mua gia tăng giá trị tài sản trong tương lai. 

Ngoài các hạ tầng đang lên kế hoạch triển khai để kết nối Tp.HCM với Đồng Nai thì gần đây, loạt hạ tầng giao thông trọng điểm đã được đầu tư tại khu vực này. Trong đó, có một số dự án hạ tầng tại Đồng Nai đang tăng tốc để về đích. Chẳng hạn, cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai, nối Tp.Thủ Đức (Tp.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã hợp long, sẵn sàng thông xe trước 30/4/2025. Điểm đầu của dự án 1A giao với tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai); điểm cuối giao với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc Tp.Thủ Đức, Tp.HCM.

Hay, tuyến đường 25B và 25C, với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng được đẩy mạnh thi công để hoàn thành vào tháng 8/2025. Đây là các hạ tầng giao thông trọng điểm tại Nhơn Trạch, kết nối trực tiếp với Vành đai 3 TP.HCM, Sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành. Hai tuyến đường này góp phần nâng cao giá trị chiến lược của khu vực và hoàn thiện hệ thống giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, Bộ xây dựng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân Tp.HCM làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án tuyến đường sắt 3,5 tỉ USD nối Thủ Thiêm (Tp.HCM) đến Long Thành (Đồng Nai). Hiện, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đang được hoàn thiện để trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 10/2025.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ nối trung tâm TP.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giúp giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Dự án này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, thu hút đầu tư, phát triển du lịch và logistics, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế địa phương và quốc gia, đồng thời hỗ trợ thị trường bất động sản.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông. Suốt thời gian qua, việc phát triển hạ tầng kết nối đã đem lại kết quả tích cực về kinh tế - xã hội, đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển sôi động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, ngoài yếu tố hạ tầng, thì nhà đầu tư cần lưu ý kỹ càng về pháp lý, vị trí dự án kết nối với tuyến hạ tầng giao thông trong tương lai để tránh tình trạng "đón đầu hụt", gây rủi ro dòng tiền đầu tư.