Vì sao nguồn cung giảm?
Tại tọa đàm Đầu tư Bất động sản hậu Covid-19 diễn ra cuối năm 2020, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: "Từ đầu năm 2020 nguồn cung trên thị trường bất động sản đã giảm rõ rệt. Đến hết quý 3/2020 theo thống kê của HH Bất động sản Việt Nam, trong số 80.000 sản phẩm bán ra thị trường thì có đến 70% là lượng hàng tồn kho từ những năm trước chuyển sang. Lý giải cho lý do nguồn cung giảm là do nhiều địa phương đã thanh tra các dự án bất động sản và chậm lại trong việc phê duyệt các dự án mới"
Theo ông Đính, chính quyền tại nhiều tỉnh thành vào cuộc thanh - kiểm tra trên diện rộng nên hàng loạt dự án bị ảnh hưởng. Hiệp hội Bất động sản cho rằng, khi cơ quan quản lý tăng cường "siết chặt" các dự án bất động sản thì thị trường thiếu nguồn cung cũng là điều dễ hiểu.
Theo một số luật sư, sở dĩ thời gian qua có nhiều dự án bất động sản đang thi công nhưng bị thanh kiểm tra vì những dự án này ở một khía cạnh nào đó đã không thể đáp ứng được ba tiêu chí là có quyền sử dụng đất hợp pháp, có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở, và một tiêu chí quan trọng là được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại. Nghĩa là theo pháp luật về nhà ở thì nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo một trong các trường hợp nêu trên mới thuộc diện được xem xét, công nhận làm chủ đầu tư. Nếu tính pháp lý chưa đủ minh bạch không chỉ người mua mà chủ đầu tư cũng đứng ngồi không yên vì không thể sang nhượng, đồng nghĩa với giá trị của bất động sản không tăng lên, thậm chí giảm mạnh.
Giám đốc một công ty môi giới bất động sản cho biết, một dự án bất động sản chỉ có giá trị đầu tư khi ở vị trí thuận lợi, kéo được người dân về ở sau khi bàn giao cho khách và trong đó yếu tố quan trọng nhất là phải có pháp lý rõ ràng. "Để chọn những dự án có đầy đủ các yếu tố nói trên, nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ về các chủ đầu tư có thương hiệu, có nhiều dự án đã bàn giao trước đó đảm bảo tiến độ thi công, bàn giao đúng hẹn. Theo vị giám đốc này, tại Bình Dương dự án Charm City đang hội tụ đầy đủ những yếu tố "lợi thế" và rất được khách hàng quan tâm.
Khu phức hợp Charm City - dự án hội tụ đầy đủ các yếu tố mà nhà đầu tư thông thái hướng đến
Savills: Đang có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm
Trong báo cáo thị trường quý 2/2021, ông Vincent Nguyễn - Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở của Savills cho biết, nguồn cung thấp tại TP. HCM trong nhiều năm qua dẫn đến hiện tượng tăng giá ở hầu hết các dự án, điều này đã lan sang các tỉnh lân cận.
Báo cáo của Savills cho thấy thị trường đang có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm. Lý do dẫn đến nhận định này của Savills là hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng cải thiện và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực phía Đông (thành phố Thủ Đức) và phía Nam (Quận 7 và Nhà Bè) hỗ trợ cho sự phát triển nhà ở cao tầng. Đến năm 2024, thành phố Thủ Đức sẽ chiếm lĩnh nguồn cung tương lai với 44% thị phần, Quận 7 chiếm 13% và Nhà Bè chiếm 8%.
Các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An đang được hưởng lợi từ sự cải thiện hạ tầng giao thông và kết nối các khu vực. Bình Dương có tốc độ đô thị hóa cao, thị trường công nghiệp tăng trưởng nhanh và kết nối giao thông với TPHCM tốt hơn. Thị trường bất động sản tại Bình Dương đang trên đà tăng giá. Các chuyên gia cho rằng, trong những năm qua, quỹ đất TP.HCM rất khan hiếm, dự án bất động sản vướng pháp lý nhiều đã đẩy giá bán nhà ở, căn hộ lên cao. Do đó, các nhà đầu tư và giới đầu cơ dần rời bỏ thị trường này để tìm đến các thị trường mới. Bình Dương có lợi thế hơn hẳn khi được xem là đô thị vệ tinh của TP.HCM, vừa có hạ tầng phát triển đồng bộ chính vì vậy sẽ là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư sành sỏi.