Thị trường BĐS vùng Thủ đô đảo chiều khởi sắc
Trải qua 3 năm chịu tác động của đại dịch Covid cũng như sự biến động của nền kinh tế thế giới. Thị trường BĐS Việt Nam nói chung và khu vực Vùng Thủ đô nói riêng gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tín dụng ngân hàng thắt chặt, pháp lý nhiều vướng mắc, nguồn hàng chất lượng mang giá trị thực khan hiếm cũng như sự thổi giá của các dòng sản phẩm không mang giá trị sử dụng nhiều. Cho đến cuối năm 2022 nhiều rủi ro vẫn tồn tại trong thời điểm dòng vốn chưa ổn định, pháp lý còn chồng chéo khiến nhà đầu tư thận trọng hơn.
Tuy nhiên, khi bước sang năm 2023, thị trường BĐS ven Hà Nội thuộc quy hoạch Vùng Thủ Đô theo chính sách của Chính Phủ có dấu hiệu khởi sắc bởi những vướng mắc của thị trường năm 2022 đang được tháo gỡ. Tín dụng khơi thông, nhiều ngân hàng thương mại đã nới thêm hạn mức tín dụng từ 1,5-2%, chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ sẽ giúp thị trường sớm phục hồi.
Trong đó, khu vực phía Đông Hà Nội được đánh giá là "cực hấp dẫn dài hạn" khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại đây đang được đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ và hiện đại. Dần rút ngắn thời gian di chuyển từ nội đô Hà Nội sang vùng lân cận, kéo theo điều kiện sống của người dân khu vực vùng ven phía Đông ngày càng tăng lên rõ rệt.
Nếu trước đây người dân khu vực phía Đông nằm bên kia sông Hồng và sông Đuống phải đi qua cầu, tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng khiến thị trường BĐS thiếu hấp lực. Thì hiện nay đòn bẩy hạ tầng đã giúp BĐS tăng sức hấp dẫn thêm nhiều lần khi hàng loạt các công trình giao thông lớn nối liền nội đô Hà Nội sang khu vực Đông và Đông Bắc được triển khai thực hiện như cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Đuống 2, cầu Tứ Liên… bắc qua Sông Hồng và Sông Đuống, góp phần kết nối và tạo động lực phát triển giao thương kinh tế vùng mạnh mẽ.
Mới đây nhất, để đẩy nhanh tính liên kết vùng tạo nên không gian phát triển theo cả chiều sâu và chiều rộng cho vùng Thủ đô cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương triển khai các tuyến đường cao tốc huyết mạch là vành đai 4, vành đai 5… đây chính là xung lực cực lớn tạo ra sự sôi động cho thị trường BĐS vùng Thủ đô nói chung và trung tâm vùng phía Đông nói riêng trong năm 2023 này. Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm qua hạ tầng đi đến đâu, giá BĐS tăng theo đến đó là điều không thể bàn cãi với tiềm năng tăng giá của khu vực phía Đông.
Các dự án BĐS đáp ứng nhu cầu ở thực là điểm sáng năm 2023
Thực tế thị trường cho thấy, BĐS quá xa trung tâm hoặc thiếu tính thực tế đang đối mặt với sóng gió khi các hoạt động bán hàng gặp nhiều khó khăn trước áp lực lãi suất tăng nhanh, cũng như việc các ngân hàng thương mại hạn chế giải ngân cho các phân khúc chứa nhiều rủi ro này. Bên cạnh đó, giá bán của các sản phẩm thuộc hai phân khúc này chưa có dấu hiệu cải thiện giai đoạn đầu năm 2023.
Theo các chuyên gia BĐS nhận định phân khúc đầu tư an toàn có tiềm năng sinh lời, dễ thanh khoản là những BĐS có giá trị sử dụng thực tế, có khoảng cách địa lý tương đối gần các đô thị trung tâm, di chuyển trong vòng 30 phút, có thể đưa vào sử dụng ngay, người dân có thể sinh sống và đi vào trung tâm làm việc thuận tiện. Đầu tư vào loại hình này là chiến lược khôn ngoan khi muốn tích trữ tài sản. Hiện nay thị trường BĐS đang có sự tăng trưởng mạnh về chất, đặc biệt là người mua có sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống cân bằng bền vững chứ không chỉ là một căn hộ để ở đơn thuần.
BĐS giá trị thực hút người ở thực ( ảnh: VSIP Bắc Ninh)
Trong khi đó, những dự án nhà ở phía Đông và Đông Bắc Thủ đô đang có hấp lực rất lớn bởi giá cả hợp lý, tình trạng khan hiếm sản phẩm " All in one" giúp tiềm năng tăng giá rất cao. Một số tỉnh thành đang có các dự án nhà ở theo mô hình hệ sinh thái như Hưng Yên, Bắc Ninh đang có dấu hiệu tăng nhiệt rõ rệt.
Nằm trong những dòng sản phẩm mang lại giá trị thực, Đại đô thị VSIP Bắc Ninh, tọa lạc tại trung tâm thành phố Từ Sơn, nơi cách Hà Nội chỉ 12km được đánh giá là dự án phát triển bền vững đang tỏa sáng vì đáp ứng các tiêu chí của nhà đầu tư. Dự án đô thị tại đây sở hữu bộ pháp lý hoàn chỉnh, gần trung tâm, giá bán đúng giá trị thực, có thể cho thuê, môi trường sống an toàn khi tỷ lệ cây xanh và đường giao thông nội khu chiếm gần 50% diện tích…
Nhìn chung, với tình trạng nguồn cung BĐS xanh tại khu vực vùng Thủ đô đang rất thiếu so với nhu cầu ở thực ngày một tăng. Trong khi nhiều dự án còn đang mắc ở thủ tục cấp phép nên các dự án nhà ở đủ điều kiện phục vụ nhu cầu ở thực của người dân sẽ là điểm sáng của thị trường 2023 này.