Thị trường BĐS "ngủ đông", nghề môi giới đối mặt với việc đào thải

Thị trường bất động sản trầm lắng là giai đoạn thanh lọc nhân sự nghề môi giới. Trong thời kỳ thị trường sôi động, đã chứng kiến sự bùng nổ nhân sự của nghề này. Tuy nhiên, khi thị trường đi xuống chính là lúc nhìn rõ hơn bức tranh toàn cảnh của nghề này, lực lượng môi giới sẽ có cuộc đào thải khốc liệt trong thời gian tới.

Kể từ cuối năm 2021, bức tranh thị trường bất động sản không còn rực rỡ. Không ít phân khúc đang cảm nhận mùi vị của sự ảm đạm, thậm chí đóng băng. Theo đó, hàng ngàn nhân viên môi giới bất động sản đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, mất nguồn thu. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội để ngành môi giới bất động sản thanh lọc nhân sự, đơn vị tuyển dụng có kế hoạch dài hơi, bài bản hơn.

Thị trường BĐS ngủ đông, nghề môi giới đối mặt với việc đào thải - Ảnh 1.

Trên thực tế, nếu môi giới tham gia vào thị trường đang hoạt động tốt, thanh khoản cao sẽ dễ dàng có thu nhập. Chu kỳ suy thoái bất động sản thường kéo dài từ 1 - 3 năm, trong giai đoạn này các giao dịch diễn ra rất ít, rất nhiều môi giới phải chật vật, kiếm tiền thêm bằng nghề "tay trái" để có thể bám trụ với nghề.

Bỏ tiền quảng cáo nhiều nhưng không có khách gọi

Từ thời điểm tháng 3/2022 tới nay, nhiều môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh không có giao dịch và một số sàn giao dịch chịu cảnh thua lỗ khi chi phí quảng cáo vẫn đổ ra nhưng không bán được hàng hoặc lượng hàng chốt được không đáng kể.

Khách ít, không có khách hàng mặc dù quảng cáo khá tốn chi phí, thời gian chào bán sản phẩm kéo dài, không chốt được deal… đó là nguyên nhân khiến không ít công ty đóng cửa văn phòng, cắt giảm nhân sự, nhiều công ty đang cầm cự vượt qua khó khăn.

Thị trường BĐS ngủ đông, nghề môi giới đối mặt với việc đào thải - Ảnh 2.

Sau một khoảng thời gian dài giá tăng, mặt bằng giá mới thiết lập, bước sang năm 2023, thị trường BĐS rơi vào trầm lắng rõ nét hơn, xuất hiện "cơn sốc nhiệt lạnh", ảnh hưởng tới tất cả môi giới.

Nhiều môi giới bỏ nghề

Thị trường bất động sản khó khăn, đội ngũ môi giới bất động sản là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Ước lượng số lượng môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

Bởi nhóm môi giới trẻ chưa có nhiều vốn tích lũy, nên khi thu nhập đột ngột giảm, thậm chí gần như không có sẽ xoay sở ngay sang nghề khác kiếm sống.

Còn nhóm môi giới làm nghề trên 5 năm, có nhiều vốn tích lũy hơn họ cũng đã đầu tư vào bất động sản thời gian qua và kiếm được lời. Giai đoạn này họ sẽ xoay chuyển kinh doanh thêm hoặc đầu tư mảng khác, nhưng vẫn sẽ túc tắc bám nghề, dành thời gian trang bị kiến thức, phát triển bản thân tìm kiếm cho mình cơ hội mới khi thị trường bất động sản phục hồi.

Môi giới cần làm gì để bám trụ với nghề?

Thị trường rất dễ biến động, nếu ai không kiên nhẫn hoặc không có năng lực thực sự thì rất khó chật vật để gắn bó với nghề. Trong bối cảnh hiện nay chỉ ai có chuyên môn, sẵn sàng bám sát nghề và hiểu rõ thị trường mới có thể tồn tại.

Thị trường BĐS ngủ đông, nghề môi giới đối mặt với việc đào thải - Ảnh 3.

Tôi cho rằng, thời điểm này không phải là lúc bán hàng nhanh mà là lúc các môi giới cần trau dồi kiến thức, kĩ năng, chuyên môn sâu để chăm sóc khách hàng tốt hơn, tư vấn bán những sản phẩm giá trị lớn... có thể giải đáp được tất cả các vấn đề mà khách hàng lo lắng, nhất là trong bối cảnh khó ra hàng như hiện nay.

Thị trường lên xuống là quy luật vận động tất yếu, hiểu được điều này sẽ có tâm thế bình thản, vững vàng để đợi thời mới, cơ hội mới. Tôi cho rằng năm 2023 sẽ là thời cơ cho người làm môi giới học thêm kỹ năng, tìm hiểu chi tiết thông tin về phát triển bất động sản, quy hoạch, pháp lý… nâng cao chất lượng phục vụ, kiến thức chuyên sâu trụ lại và dẫn dắt thị trường.

Trong năm nay, người môi giới nên tiếp tục sàng lọc, lựa chọn kênh, đơn vị bán hàng có uy tín, phân khúc sản phẩm phù hợp với khả năng. Đặc biệt, môi giới phải kiên định trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao kiến thức, đạo đức hành nghề. Đồng thời, doanh nghiệp môi giới bất động sản cần kiên định với việc thượng tôn pháp luật. Ví dụ, nếu thị trường đất nền tỉnh, vùng ven đã chững có thể di chuyển về trung tâm để bán các sản phẩm nhu cầu ở thực. Dù không thể kiếm tiền nhanh nhưng vẫn sẽ có mức thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, một trong những giải pháp được đưa ra khi không thể bán nhà đất là chuyển hướng sang tư vấn dịch vụ cho thuê. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu thuê nhà, mặt bằng kinh doanh, phòng trọ đang phục hồi tốt, bên cạnh đó, giá cho thuê cũng tăng theo. Nếu môi giới quá thụ động, chỉ chờ thị trường sôi động mà không có hành động nào cụ thể thì sẽ bị rơi nhịp. Thị trường BĐS dự báo vẫn còn khó khăn kéo dài, do đó môi giới phải chuẩn bị một kế hoạch dài hơi hơn, ít nhất là 12 tháng thì mới có thể trụ lại với nghề. Cuốn sách "Inbound Marketing bất động sản không cần chạy quảng cáo" giúp người làm sale và nhà đầu tư bất động sản mà không phải tốn chi phí quảng cáo. Đặt sách tại: https://www.sachtranminhbds.com

TỪ KHÓA: nghề môi giới