Đại dịch Covid-19 gây ra sự xáo trộn lớn trên mọi ngành nghề và tác động không nhỏ đến tình hình chung về kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số hội thảo về tình hình thị trường và thu hút đầu tư vào Việt Nam hậu dịch Covid-19, một số chuyên gia cho rằng "trong nguy có cơ", bất kể khó khăn nào cũng có cơ hội cho những ai biết tận dụng thời thế. Có một xu thế đang diễn ra rất nhanh đó là sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu về các nước Đông Nam Á. Trong đó , Việt Nam được đánh là vô cùng tiềm năng nhờ tình hình chính trị ổn định, nhân công rẻ, chi phí đầu tư thấp, nhiều chính sách ưu đãi…
Sự dịch chuyển của các công xưởng đặt tại Trung Quốc cho thấy Việt Nam sẽ là nơi hưởng lợi đầu tiên. Trên thực tế, xu hướng này đã được các doanh nghiệp tính toán đến sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra, dịch Covid-19 chỉ là chất xúc tác giúp đẩy nhanh tiến trình này.
Theo dự báo từ phía các chuyên gia, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, bởi Việt Nam hiện đang là địa điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào lĩnh vực này đang coi đây là thị trường mang tính chiến lược. Từ đó, các chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu hỗ trợ khác như trung tâm thương mại, khách sạn và đặc biệt là nguồn cung nhà ở sẽ tăng cao...
Từ phân tích của chuyên gia, giới đầu tư nhìn nhận khách quan rằng trong 3 thị trường nói trên thì Long An là điểm đến nhiều tiềm năng sinh lời ở thị trường phía Nam. Long An có lợi thế về vị trí chiến lược kinh tế khi liền kề TP.HCM và là cửa ngõ giao thương với 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế biên giới Campuchia.
Ngoài yếu tố vị trí kinh tế chiến lược, Long An cũng sở hữu hệ thống giao thông kết nối liên vùng, liên quốc gia cực kỳ đa dạng và linh hoạt: tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành, Xuyên Á, cao tốc N2, Vành Đai 4 và rất gần với biển đông. Trên thực tế, Đồng Nai và Bình Dương hiện là 2 tỉnh đã phát triển rất mạnh về công nghiệp. Trong khi đó, Long An là khu vực tiềm năng nhờ một loạt ưu thế lớn về hạ tầng nhưng chưa được khai phá triệt để.
Từ yếu tố khách quan về dịch chuyển công xưởng thế giới cùng với những yếu tố cộng hưởng về hạ tầng, quỹ đất rộng… sẽ là tiền đề giúp cho Long An trở thành điểm nhắm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Minh chứng là chỉ trong quý 1/2020 Long An đã thu hút hơn 6 tỷ đô FDI và 37 quốc gia đang rót vốn vào đây.
Long An cũng đang phát triển nhanh về hệ thống cảng quốc tế, hạ tầng, nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua sẽ phát triển mạnh về Logistic và thu hút lượng lớn vốn ngoại đổ về. Đây cũng là địa phương tiếp giáp với TP.HCM nên sẽ là nơi đón đầu xu hướng giãn dân từ TP.HCM ra các tỉnh lân cận. Do đó, các sản phẩm nhà ở có giá vừa túi tiền, vị trí giao thông thuận tiện và đáp ứng đầy đủ các tiện ích xung quanh sẽ là hấp lực lớn trên thị trường bất động sản phía Nam.
Bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Long An cho rằng, những năm gần đây, Long An đã ghi nhận chỉ số CPI cao, tăng thu ngân sách. Đây là thành quả của việc tiếp nhận nhiều dự án, trong đó đặc biệt là thị trường bất động sản bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tỉnh nhà cũng sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Long An như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, Becamex, TDH, Ecoland, Trần Anh Group, Nguyễn Kim… câu chuyện ở tỉnh nhà bây giờ là đẩy mạnh hạ tầng giao thông kết nối để thu hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư trong dài hạn.
"Để giải quyết câu chuyện này hiện tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn, quan tâm xây dựng hạ tầng để giải quyết những tồn đọng của tỉnh Long An", bà Hà nhấn mạnh.
Thời gian qua, tỉnh Long An đang tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng 3 tuyến quốc lộ gồm QL1, N2, QL62 nhằm kết nối thông suốt với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cùng một số tuyến đường tỉnh. Song song đó, UBND tỉnh Long An cũng xác định 3 công trình trọng điểm cần phải hoàn thành đầu tư trong giai đoạn 2020 - 2021, gồm: Đường tỉnh 830, Đường Vành đai TP.Tân An và Trục hạ tầng giao thông - đô thị kết nối với TP.HCM.
Trong đó, những tuyến đường huyết mạch nối các khu, cụm công nghiệp tại các huyện giáp ranh với TP.HCM đang được nâng cấp, mở rộng, nhất là hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến ĐT 830 đã hình thành mối liên kết về giao thông giữa 4 huyện trọng điểm phát triển công nghiệp đến QL1, đường cao tốc TP.HCM và Cảng Quốc tế Long An. Từ đó, tạo ra sức bật mới trong thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên cả 4 huyện trọng điểm.
Bà Hà cho biết thêm với trục đường Nguyễn Văn Tạo kết nối trực tiếp từ các KCN tại huyện Cần Giuộc (Long An) đến Khu đô thị - cảng Hiệp Phước (TP.HCM), cung đường này đã có quy hoạch lộ giới 60m, chiều rộng thực tế 16m, hiện UBND TP.HCM đã giao Ban Quản lý khu Nam, UBND huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng tuyến đường theo đúng ranh quy hoạch lộ giới, và sẽ sớm triển khai trong thời gian tới.
Về phía TP.HCM, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho biết trong quá trình đô thị hóa thì đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông là việc đầu tiên cần phải làm, tạo nên cú hích về mặt kết nối. Cụ thể, việc vừa khởi công xây dựng nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ không đơn thuần là giải quyết nạn kẹt xe, mà đây là tháo gỡ điểm nghẽn trong tuyến đường Vành đai 3. Bên cạnh đó, thành phố đã có chủ trương mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, vì quy hoạch trước đây chừa khoảng đất trống ở giữa con đường nên nay mở rộng dễ dàng, không ảnh hưởng đến việc giải tỏa. Với việc mở rộng con đường này, có thể xem như kết nối thông suốt từ trung tâm thành phố đến khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Tiếp theo, tuyến đường Lê Văn Lương cũng được đầu tư mở rộng, xây mới thay thế 3 cây cầu sắt cũ kỹ bắc qua sông rạch, sẽ tạo thêm sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, kế hoạch công bố tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nhà Bè vừa qua nêu rõ, huyện sẽ chuẩn bị mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ tuyến metro số 4, đường 15B, dự án xây dựng điểm đầu mối trung chuyển hành khách xe buýt tại xã Phú Xuân, khởi công xây dựng đường Nguyễn Bình nối dài.
Không chỉ đối với hạ tầng nằm trên địa bàn huyện Nhà Bè, mà hàng loạt công trình liên kết khu Nam cũng được khởi động. Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết tuyến metro số 4 sẽ tiến hành kêu gọi đầu tư cùng với tuyến xe điện mặt đất số 2, đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2; nạo vét luồng Soài Rạp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000DWT ra vào các khu cảng dọc sông Soài Rạp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực thành phố và các tỉnh.
Giao thông liên kết thuận lợi là nền tảng cho BĐS nhà ở TPHCM phát triển mạnh mẽ về phía Nam. Hiện tại, thị trường khu Nam đang ghi nhận giao dịch sôi động ở nhiều dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đơn cử như Phú Long, GS, Hưng Lộc Phát, Tấn Lộc... đang rục rịch triển khai kế hoạch tung ra thị trường một số dự án khu đô thị và căn hộ mới trong quý 3 và 4/2020...
Song song đó, còn phải kể đến dự án Hiep Phuoc Harbour View mặt tiền đường Nguyễn Văn Tạo và ven 2km sông Soài Rạp, nhờ lợi thế cách Nhà Bè chỉ 1 cây cầu đã tạo ra sự kết nối thông suốt từ dự án đến toàn khu Nam. Dự án đang có mức giá từ 1,45 tỷ đồng với phương thức thanh toán nhiều ưu đãi cho khách hàng như kéo dài 24 tháng, đợt đầu chỉ 15%.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết: "Sự đầu tư hạ tầng đồng bộ của khu vực không chỉ góp phần to lớn thúc đẩy khu Nam hòa cùng nhịp phát triển nhanh chóng của TP.HCM, mà từ đó đẩy nhanh quá trình triển khai quy hoạch vùng đô thị TP.HCM mở rộng về hướng Nam. Một sự lột xác hiện đại "thế hệ kế tiếp" (kể từ sau sự xuất hiện khu đô thị Phú Mỹ Hưng) của khu Nam sẽ bắt đầu thành hình...".