Thị trường bất động sản Long An hiện nay thế nào?

Tại khu vực phía Nam, dòng tiền chính của nhà đầu tư chuyển hướng sang các tỉnh, khu vực giáp ranh với TPHCM do khách hàng muốn tận dụng ưu thế về giá. Đây cũng là nguyên nhân BĐS vùng ven như Long An tiếp tục sôi động trong năm 2021.

Theo  TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cao cấp Savills Việt Nam cho biết xu hướng cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư đang dạt về khu vực vùng ven để đầu tư đang ngày càng sôi động.

"Một doanh nghiệp mất 2 - 3 năm từ lúc được chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi được phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500. Sau đó, mất thêm ít nhất 6 tháng xác định nghĩa vụ tài chính trong trường hợp các sở, ngành của địa phương đồng thuận. Nếu không, thời gian lại càng kéo dài. Nhiều doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất để hoàn thiện pháp lý mà không được. Do đó, các chủ đầu tư phải tìm kiếm những địa điểm "mưa thuận gió hòa" để có thể triển khai dự án, tận dụng cơ hội kinh doanh. Đó là một sự linh hoạt dễ hiểu của doanh nghiệp bất động sản", ông Khương cho biết.

Đại diện một doanh nghiệp đang triển khai các dự án vùng ven TPHCM cũng cho rằng các cấp ngành tại TPHCM đang rất quyết tâm tháo gỡ những thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư dự án nhà đất cho các doanh nghiệp, tuy nhiên việc này vẫn còn đòi hỏi thời gian và sự đồng độ. Trong khi đó, nhiều địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An lại có những bước đi khá táo bạo trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt nhất là việc các địa phương này luôn đặt chiến lược phát triển mạng lưới giao thông liên kết vùng là bước đi đầu tiên để hiện thực hoá kế hoạch trên.

Với quỹ đất rộng, lại giáp ranh với vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất khu vực phía Nam, Long An hiện là địa phương thu hút nhiều dự án khu công nghiệp đến từ các tập đoàn lớn của Trung Quốc đổ bộ về Việt Nam. Cùng với đó, hàng loạt dự án khu đô thị đi kèm với kinh phí lớn cũng bắt đầu được manh nha xây dựng tại địa phương này. Trong đó, Cần Giuộc được chú ý hơn cả bởi sở hữu diện tích lớn và ôm trọn khu Nam TP.HCM. Đây cũng là địa bàn chiến lược về kinh tế khi là cửa ngõ phía Nam và Đông Nam TP.HCM. Chính vị trí thuận lợi, Cần Giuộc hiện sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Long Hậu, khu công nghiệp Tân Kim, khu công nghiệp Nam Tân Tập, khu công nghiệp Bắc Tân Tập.

Mới đây, Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất ưu tiên 6 dự án giao thông kết nối giữa TPHCM và tỉnh Long An trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, lãnh đạo ngành giao thông TP đề xuất 6 dự án ưu tiên triển khai kết nối hai địa phương với tổng vốn hơn 21.500 tỉ đồng.

Cụ thể, mở mới đường Tây Bắc dài khoảng 19,8 km, điểm đầu tại Quốc lộ 1A (quận Bình Tân) và điểm cuối tại Vành đai 4, gần thị trấn Hậu Nghĩa (Long An) có tổng mức đầu tư dự kiến là 6.460 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM tự nâng cấp đường Nguyễn Thị Tú và đường Liên ấp 6-2-5 với tổng chiều dài 10 km, chiều rộng 40 m (kinh phí đầu tư khoảng 5.200 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng khoảng 3.900 tỉ đồng). Đoạn tỉnh Long An làm mới chiều dài 4,8 km chiều rộng 40 m (kinh phí khoảng 1.200 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 680 tỉ đồng). Đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn) kết nối với Đường tỉnh 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn (kết nối hiện hữu) dài 22 km (TP.HCM 7,3 km, Long An 15 km), mặt cắt ngang bốn làn xe sẽ được đầu tư với chi phí dự kiến là 4.270 tỉ đồng.

Ở một hướng khác, tuyến Nguyễn Hữu Thọ được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch của khu Nam Sài Gòn sẽ được đầu tư nâng cấp và mở rộng từ 4 lên 6-8 làn xe trong thời gian tới. Là một phần của tuyến đường trục Bắc – Nam có điểm đầu là Quốc lộ 22 (An Sương) đến Hiệp Phước (Nhà Bè), đường Nguyễn Hữu Thọ bắt đầu từ cầu Kênh Tẻ băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm. Sau đó kéo dài từ Khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TPHCM) bằng đường Nguyễn Văn Tạo kết nối với các khu đô thị – công nghiệp tại huyện Cần Giuộc, Long An.

Song song đó, TPHCM cũng đã có kế hoạch đầu tư nâng cấp – mở rộng đường Nguyễn Văn Tạo để phát huy hết khả năng giao thông tại khu đô thị cảng Hiệp Phước. Khi đó, từ tuyến Nguyễn Hữu Thọ kết nối thông suốt với đường Nguyễn Văn Tạo sẽ hình thành nên một mạng lưới hạ tầng mới tại khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố.

Tại khu vực này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM còn cho biết thêm dự án hầm chui - Giai đoạn 1 của nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự kiến nhánh hầm đầu tiên sẽ hoàn thành cuối năm 2021 và thi công xong dự án cuối năm 2022. Giai đoạn 1 có mức đầu tư 830 tỷ đồng, sẽ là đầu mối giao thông quan trọng tại khu Nam TPHCM để chuẩn bị cho kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch Vùng đô thị mở rộng TPHCM về hướng Nam.

Việc xuất hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đang kéo theo các dự án đô thị vệ tinh phát triển tại khu vực này. Có thể kể đến các dự án như Sunrise City và Sunrise Riverside của Novaland, Dragon City của Phú Long, Hưng Phát Silver Star của Hưng Lộc Phát…

Các sản phẩm đất nền nhà phố ven sông Hiep Phuoc Harbour View nằm trên đường Nguyễn Văn Tạo nối dài cũng đang tạo nên sự sôi động cho thị trường khu Nam. Với mức giá từ 1,49 tỉ đồng/nền, theo thông tin từ DKRA Vietnam – Tổng đại lý Tiếp thị