Thị trường bất động sản khu vực châu Á đón nhiều tín hiệu lạc quan

Theo báo cáo tổng quan thị trường BĐS Châu Á của Colliers International, thị trường Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore chứng kiến việc nhà đầu tư bắt đầu có tín hiệu quan tâm mạnh mẽ hơn đến phân khúc văn phòng, trong khi phân khúc logistic lại tỏ ra nổi bật ở các thị trường Nhật Bản và Việt Nam.

Theo đơn vị này, sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực đã tăng lên trong quý 4/2020, tạo đà cho những kỳ vọng mới trong năm 2021. Các thị trường như Việt Nam và Đài Loan tiếp tục hưởng lợi từ việc họ kiểm soát thành công các ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Với khả năng các công ty sẽ hoạt động bình thường trở lại trong vài tháng tới, đơn vị này kì vọng vào sự sôi động trở lại của phân khúc văn phòng, trong khi đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử sẽ đòi hỏi thêm nhu cầu từ phân khúc logistic. Chung quy lại, đà hồi phục và tăng trưởng sẽ tiếp tục khi các nhà đầu tư chuẩn bị tận dụng tối đa xu hướng đi lên của thị trường.

Úc, New Zealand mong chờ quý 1/2021 năng động

Nền kinh tế Australia củng cố đà phục hồi trong quý 4/2020 sau khi phải chịu một quãng thời gian suy thoái trong quý 3/2020, khuyến khích các chính quyền địa phương chi tiêu công nhiều hơn, giúp tâm lý chung của thị trường trở nên tích cực hơn.

Trong khi các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến các tài sản cốt lõi được các khách hàng có năng lực tài chính tốt thuê lại, phân khúc văn phòng dự kiến sẽ được quan tâm nhiều hơn ở các thị trường chính như Sydney, Melbourne và Brisbane khi nhân viên trở lại văn phòng của họ sau thời gian cách ly xã hội kéo dài.

Đầu năm 2020 vừa qua tại New Zealand, thị trường thậm chí đã có những dấu hiệu tốt hơn so với dự đoán và kỳ vọng kinh tế sẽ tăng cao khi việc đường bay quốc tế sẽ được nới lỏng dần vào năm 2021. Với lãi suất ở mức thấp, kỳ vọng thị trường sẽ chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với nguồn cung của một số phân khúc nhất định.

Các NĐT tập trung vào các khu công nghệ cao, khu công nghiệp ở Trung Quốc

Tại các thị trường miền Tây và miền Nam Trung Quốc, nhu cầu được thúc đẩy bởi các chính sách khuyến khích dành cho các cơ sở nghiên cứu – phát triển (R