Tên các xã, phường mới của tỉnh Quảng Ninh sau khi hợp nhất

Các xã, phường, thị trấn ở Quảng Ninh sau khi sáp nhập được đặt tên theo địa danh lịch sử, văn hóa vốn có, không “đánh số” tên xã, phường mới.

Ngày 28/4, Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vừa thông qua nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ninh.

Tên các xã, phường mới của tỉnh Quảng Ninh sau khi hợp nhất

Chủ tọa kỳ họp điều hành Kỳ họp 26 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ninh có 51 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 27 phường, 21 xã, 3 đặc khu (Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô).

Trường hợp cấp có thẩm quyền cho phép thành lập 2 đặc khu (Vân Đồn, Cô Tô), thì sắp xếp 12 xã, phường của TP Móng Cái (gồm: Bình Ngọc, Trà Cổ, Hải Xuân, Hải Yên, Trần Phú, Hải Hòa, Ka Long, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Đông, xã đảo Vĩnh Thực, xã đảo Vĩnh Trung) thành 4 đơn vị hành chính.

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh giao UBND tỉnh căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị quyết này, hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Ninh năm 2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trước đó, ngày 24/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cũng đã họp bàn, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh Quảng Ninh năm 2025 như đã nêu trên.

Danh sách tên các phường, xã mới, đặc khu của tỉnh Quảng Ninh sau sắp xếp

Thành phố, huyện, thị xã

Phường, xã, thị trấn hiện tại

Phương án đặt tên mới

Đông Triều

An Sinh, Việt Dân, Bình Dương và một phần diện tích tự nhiên 0,55 km2 của phường Đức Chính.

An Sinh

Thủy An, Nguyễn Huệ, Hưng Đạo, Hồng Phong và một phần diện tích tự nhiên 6,31 km2 của phường Đức Chính (phần còn lại).

Đông Triều

Bình Khê, Tràng An và Tràng Lương

Bình Khê

Mạo Khê, Xuân Sơn, Kim Sơn, Yên Thọ

Mạo Khê

Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây và Hồng Thái Đông

Hoàng Quế

Uông Bí

Phương Đông, Phương Nam và Thượng Yên Công

Yên Tử

Vàng Danh, Bắc Sơn, Nam Khê và một phần diện tích tự nhiên 3,54 km2 của phường Trưng Vương.

Vàng Danh

Quang Trung, phường Thanh Sơn, Yên Thanh và một phần diện tích tự nhiên 11,63 km2 của phường Trưng Vương.

Uông Bí

Quảng Yên

Đông Mai, Minh Thành

Đông Mai

Cộng Hòa, Sông Khai, Hiệp Hòa

Hiệp Hòa

Quảng Yên, Yên Giang, Tiền An

Quảng Yên

Tân An, Hà An, Hoàng Tân và một phần diện tích tự nhiên 8,69 km2 của xã Liên Hòa.

Liên Hòa

Nam Hòa, Yên Hải, Phong Cốc, Cẩm La

Phong Cốc

Phong Hải, Liên Vị, Tiền Phong và một phần diện tích tự nhiên 27,08 km2 của xã Liên Hòa (phần còn lại).

Liên Hòa

Hạ Long

Đại Yên, Tuần Châu và một phần diện tích tự nhiên 6,11 km2 của phường Hà Khấu.

Tuần Châu

Việt Hưng, Giếng Đáy và một phần diện tích tự nhiên 8,61 km2 của phường Hà Khẩu (phần còn lại).

Việt Hưng

Bãi Cháy, Hùng Thắng

Bãi Cháy

Hà Phong, Hà Tu

Hà Tu

Hà Lần, Cao Thắng, Hà Trung

Hà Lầm

Cao Xanh, Hà Khánh

Cao Xanh

Hồng Gai, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo

Hồng Gai

Hồng Hà, Hồng Hải

Hạ Long

Hoành Bồ, Sơn Dương, Lê Lợi và một phần diện tích tự nhiên 52,54 km2 của xã Đồng Lâm.

Hoành Bồ

Bằng Cả, Dân Chủ, Quảng La, Tân Dân

Quảng La

Thống Nhất, Vũ Oai, Hòa Bình và một phần diện tích tự nhiên 62,44 km2 của xã Đồng Lâm (phần còn lại).

Thống Nhất

Cẩm Phả

Mông Dương, Dương Huy

Mông Dương

Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy

Quang Hanh

Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông.

Cẩm Phả

Cửa Ông, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn

Cửa Ông

Tiên Yên

Xã Hải Hòa sau khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 0,3 km2 của xã Hải Hòa để nhập vào xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên).

Hải Hòa

Phong Dụ, Tiên Lãng, thị trấn Tiên Yên và một phần diện tích tự nhiên 17,18 km2 của xã Yên Than, một phần diện tích tự nhiên 4,41 km2 của xã Đại Dực, một phần diện tích tự nhiên 0,43 km2 của xã Vô Ngại (huyện Bình Liêu).

Tiên Yên

Điền Xá, Hà Lâu và một phần diện tích tự nhiên 34,32 km2 của xã Yên Than (phần còn lại).

Điền Xá

Đông Hải, Đông Ngũ và một phần diện tích tự nhiên 41,48 km2 của xã Đại Dực (phần còn lại).

Đông Ngũ

Đồng Rui, một phần diện tích tự nhiên 80,34 km2 của xã Hải Lạng và một phần diện tích tự nhiên 0,3 km2 của xã Hải Hòa (thành phố Cẩm Phả).

Đồng Rui

Ba Chẽ

Lương Minh và Đồng Sơn (TP Hạ Long).

Lương Minh

Thanh Lâm, Đạp Thanh và Kỳ Thượng (thành phố Hạ Long).

Kỳ Thượng

Ba Chẽ, Thanh Sơn, Nam Sơn, Đồn Đạc và một phần diện tích tự nhiên 0,2 km2 của xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (phần còn lại).

Ba Chẽ

Đầm Hà

Quảng An, Dực Yên, Quảng Lâm, Quảng Tân.

Quảng Tân

Đầm Hà, Tân Bình, Đại Bình, Tân Lập, Đầm Hà.

Đầm Hà

Cái Chiên

Cái Chiên

Hải Hà

Quảng Hà, Quảng Minh, Quảng Chính, Quảng Phong và một phần diện tích tự nhiên 2,16 km2 của xã Quảng Long.

Quảng Hà

Quảng Sơn, Đường Hoa và một phần diện tích tự nhiên 11,48 km2 của xã Quảng Long (phần còn lại).

Đường Hoa

Quảng Đức, Quảng Thành, Quảng Thịnh

Quảng Đức

Bình Liêu

Đông Văn, Hoành Mô

Hoành Mô

Đồng Tâm, Lục Hồn

Lục Hồn

Bình Liêu, Húc Động và một phần diện tích tự nhiên 130,32 km2 của xã Vô Ngại (phần còn lại).

Bình Liêu

Móng Cái

Bắc Sơn, Hải Sơn

Hải Sơn

Quảng Nghĩa, Hải Tiến

Hải Ninh

Bình Ngọc, Trà Cổ, Hải Xuân, Hải Yên, Trần Phú, Hải Hòa, Ka Long, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Đông, xã đảo Vĩnh Thực, xã đảo Vĩnh Trung.

Đặc khu Móng Cái

Vân Đồn

12 xã, thị trấn thuộc huyện đảo Vân Đồn.

Đặc khu Vân Đồn

Cô Tô

3 xã, thị trấn huyện Cô Tô

Đặc khu Cô Tô

Trường hợp không thành lập đặc khu Móng Cái thì sắp xếp 12 xã, phường của TP Móng Cái thành 4 đơn vị hành chính, gồm:

1- Thành lập xã Vĩnh Thực trên cơ sở nhập nguyên trạng 2 xã, gồm: xã Vĩnh Thực, xã Vĩnh Trung.

2- Thành lập phường Móng Cái 1 trên cơ sở nhập nguyên trạng 5 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Trần Phú, phường Hải Hòa, phường Bình Ngọc, phường Trà Cổ và xã Hải Xuân.

3- Thành lập phường Móng Cái 2 trên cơ sở nhập nguyên trạng 3 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Ninh Dương, phường Ka Long, xã Vạn Ninh.

4- Thành lập phường Móng Cái 3 trên cơ sở nhập nguyên trạng 2 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: xã Hải Đông, phường Hải Yên.