Sân bay Long Thành thế nào sau khi hoàn thành?

Sau khi hoàn thành, Long Thành sẽ là sân bay hiện đại hàng đầu trong khu vực với công suất phục vụ 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Theo Quyết định số 1777/QĐ-TTg ngày 11/11/2020 của Thủ tướng về phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, dự án có quy mô đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. (Ảnh: ACV)

Trong đó, gói thầu xây dựng Nhà ga hành khách với giá trị lên đến hơn 35.000 tỷ đồng, thời gian thi công nhà thầu đề xuất 39 tháng được đánh giá là gói thầu có giá trị lớn và có tính chất kỹ thuật phức tạp nhất hiện nay, là đường găng của cả dự án giai đoạn 1. (Ảnh: ACV)

Nhà ga hành khách - sân bay Long Thành lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục, được bố trí theo dạng tập trung gồm khu vực trung tâm và ba cánh. (Ảnh: ACV)

Trước đó ACV từng chia sẻ, nhà ga sân bay Long Thành được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không, lựa chọn chủng loại vật liệu theo xu hướng áp dụng cho các nhà ga hàng không hiện đại trên thế giới, bảo đảm độ bền, tính thẩm mỹ và đặc tính của nhà ga hàng không. (Ảnh: ACV)

Khu vực xuất cảnh, kiểm tra an ninh và hải quan. (Ảnh: ACV)

Khu vực thương mại sân bay Long Thành. (Ảnh: ACV)

Phối cảnh tòa nhà điều hành sân bay Long Thành. (Ảnh: ACV)

Đài kiểm soát không lưu của sân bay Long Thành. (Ảnh: ACV)

Trạm kiểm soát an ninh ra vào sân bay. (Ảnh: ACV)

Trung tâm y tế của sân bay. (Ảnh: ACV)

Trung tâm khẩn cấp, cứu nạn và cứu hoả của sân bay. (Ảnh: ACV)

Nhà để xe bốn tầng trong sân bay Long Thành. (Ảnh: ACV)

Khu chế biến suất ăn hàng không tại sân bay.

Thành Lâm