Hấp lực từ hạ tầng và chính sách
Theo các chuyên gia, bất động sản Quy Nhơn thừa hưởng trọn vẹn yếu tố "thiên thời - địa lợi" từ cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, giao thông kết nối, đến chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Bình Định, sẵn sàng cho một vị thế mới với "tham vọng" trở thành trung tâm du lịch hàng đầu châu Á.
Sở hữu 72km đường biển đẹp nhất miền Trung với nhiều điểm check-in độc đáo như: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, Kỳ Co - Eo Gió, bãi tắm Hoàng Hậu, Hòn Khô,… kết hợp những công trình mang dấu ấn văn hóa Chăm Pa ngàn năm rực rỡ, TP.Quy Nhơn được tạp chí Rough Guides (Anh) bình chọn là top 3 điểm đến hàng đầu Đông Nam Á.
Lượng khách đến Quy Nhơn check-in sân bay quốc tế Phù Cát luôn quá tải trong dịp cuối tuần hoặc Lễ, Tết.
Quy Nhơn cũng là một trong số ít các thành phố được quy hoạch đồng bộ cả 4 loại hình giao thông với sân bay quốc tế Phù Cát, đường sắt (ga Diêu Trì, ga Quy Nhơn), đường biển (cảng Long Sơn), đường bộ (quốc lộ 1A, 19B, 19D,…) liên tục được cải tạo, nâng cấp. Hiện tại, tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (180 km) đã được 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định họp bàn, thống nhất trình phương án đầu tư lên Chính phủ vào cuối quý III/2022.
Đồng thời, 2 trong số 3 dự án thành phần của cao tốc Quảng Ngãi - Nha Trang, đoạn đi qua Quy Nhơn bao gồm: Hoài Nhơn - Quy Nhơn dài 70,1km và Quy Nhơn - Chí Thạnh dài 66,1km đã hoàn thành đo đạc thực địa, đang kiểm kê tài sản trên đất, cam kết hoàn thành trong 2025.
Đáng chú ý, để sẵn sàng nâng công suất phục vụ từ 1,5 triệu lượt khách/năm lên 2,4 triệu lượt khách/năm, sân bay quốc tế Phù Cát đang được tập trung nguồn lực, phát triển thành Cảng hàng không quốc tế trước năm 2030. Sân bay này là điểm nối quan trọng với tọa độ hội nhập hàng không khi kết hợp với các sân bay lớn trong tứ giác du dịch miền Trung như Pleiku - Quy Nhơn - Cam Ranh - Đà Nẵng, nhất là khi Việt Nam đặt du lịch là ngành mũi nhọn thì Quy Nhơn càng có lợi thế bởi kết nối giao thông thuận tiện.
Mặc dù liên tục ghi nhận nhiều tín hiệu bứt phá về du lịch nhưng nguồn cung cơ sở - dịch vụ lưu trú tại Quy Nhơn nhiều năm qua luôn trong tình trạng khan hiếm. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Bình Định, trong 6 tháng đầu năm, Quy Nhơn thu hút hơn 2 triệu lượt khách du lịch, chiếm hơn 90% tổng lượt khách du lịch đến Bình Định. Tuy nhiên, toàn tỉnh hiện chỉ có 1 khách sạn 5 sao và 9 khách sạn 4 sao với tổng công suất là 2.395 phòng, 11 khách sạn 3 sao với tổng 617 phòng với tỉ lệ lấp đầy trên 90%. Song song đó, chính sách "trải thảm đỏ" thu hút đầu tư của chính quyền tỉnh Bình Định đã góp phần đưa Quy Nhơn trở thành điểm đến hấp dẫn.
Loạt thương hiệu lớn đổ bộ Quy Nhơn
Thống kê trong 3 năm trở lại đây, nhiều tập đoàn bất động sản danh tiếng trong và ngoài nước đã chọn Quy Nhơn làm nơi "đất lành chim đậu", đón đầu xu hướng du lịch đa trải nghiệm đang "lên ngôi" như: FLC Group, TMS Group, tập đoàn Hưng Thịnh, VinaCapital,…
Gần đây nhất, vào cuối tháng 6, chủ đầu tư Phát Đạt cũng chính thức tham gia "cuộc đua" thiết lập trải nghiệm sống chuẩn quốc tế tại Quy Nhơn với dự án Cadia Quy Nhon thuộc Tổ hợp thương mại dịch vụ khách sạn và căn hộ du lịch biển Ngô Mây.
Cadia Quy Nhon tọa lạc tại số 1 Ngô Mây, "trung tâm của trung tâm" TP.Quy Nhơn.
Tọa lạc tại số 01 Ngô Mây, P.Nguyễn Văn Cừ, Cadia Quy Nhon chỉ cách ga tàu hỏa Diêu Trì 2km, cách cảng Quy Nhơn 3km, cách sân bay quốc tế Phù Cát khoảng 30km,… được đánh giá là tâm điểm kết nối mọi trải nghiệm tại miền "đất võ trời văn".
Bên cạnh đó, với cái "bắt tay" hợp tác của nhiều thương hiệu đa quốc gia như Centara Hotels