Quy hoạch vùng đô thị - Giải pháp nền tảng để phát triển thành phố thông minh

Phần lớn các đô thị được hình thành một cách tự phát, để trở thành các trung tâm kinh tế, thương mại, chính trị… của địa phương, một vùng hay một quốc gia. Tuy nhiên, sự tích tụ dân số đến một mức nào đó sẽ gây ra những áp lực nặng nề lên hệ thống hạ tầng và an sinh xã hội.

Xu hướng hình thành các vùng đô thị cực lớn

Trong khi một số thành phố có lịch sử lâu đời như Paris đi theo mô hình "đô thị nén" (đô thị diện tích nhỏ, mật độ định cư cao và có ranh giới rõ ràng với các khu vực xung quanh), thì hầu hết các thành phố mới nổi đều chọn mở rộng vùng đô thị để giải quyết vấn đề quá tải. Bằng cách đẩy mạnh mạng lưới giao thông, các nhà quy hoạch cố gắng tạo nên những đô thị vệ tinh để thúc đẩy sự di dời việc làm và giãn cách dân số. Từ đó, hình thành nên các vùng đô thị mở rộng và tiến tới vùng đô thị cực lớn.

Tại Đông Á và Đông Nam Á, chúng ta dễ dàng bắt gặp mô hình vùng đô thị cực lớn này. Ví dụ như Seoul - Gyeonggi - Incheon (Hàn Quốc), Bắc Kinh - Thiên Tân (Trung Quốc), Thượng Hải - Hàng Châu - Giang Tô (Trung Quốc) hay Kuala Lumpur - Putrajaya - Thung lũng Klang (Malaysia).

Khu vực trung tâm TP.HCM có diện tích nhỏ hơn so với 5 huyện ngoại thành. Do đó, trong chiến lược giãn dân ra khỏi khu trung tâm, bên cạnh việc kết nối các tỉnh thành lân cận, chính quyền TP.HCM cũng đang chủ trương thúc đẩy việc đô thị hóa tại các khu vực vùng ven. Việc thành lập thành phố Thủ Đức mới đây, là một trong những chính sách quan trọng nhằm thực hiện chủ trương đó.

Kinh nghiệm thực tiễn từ Malaysia

Điển hình thành công trong quy hoạt vùng đô thị là Malaysia, nơi có địa hình, khí hậu và bối cảnh phát triển tương đồng với TP.HCM. Thủ đô Kuala Lumpur của nước này là một thành phố lớn trong vùng đại đô thị Kuala Lumpur – Putrajaya - Thung lũng Klang. Đây là một thành phố trẻ, khởi nguyên vào những năm 1850. Có quy mô tương đương TP.HCM với khoảng 2.200 km2 và dân số trên 8 triệu người, nhưng khu vực nội thị của thành phố này cũng chỉ có diện tích 243 km2.

Kuala Lumpur vào thời điểm 1997 – 1998 vẫn còn ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng tài chính châu Á. Nhưng chỉ hơn một thập niên sau đó, Kuala Lumpur đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất châu Á với hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật công nghệ vô cùng phát triển. Trong đó, hệ thống giao thông công cộng tại đây được đánh giá là hiện đại, tân tiến hàng đầu khu vực, trở thành động lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển vùng đại đô thị này.

Tháng 7/2007, Malaysia làm thế giới ngưỡng mộ khi ra mắt hệ thống đường hầm giao thông và điều tiết lũ SMART – công trình đầu tiên trên thế giới có khả năng kết hợp 2 chức năng trong một: vừa là hầm ngầm thoát nước vừa là đường hầm xa lộ.

Quy hoạch vùng đô thị - Giải pháp nền tảng để phát triển thành phố thông minh - Ảnh 1.

SMART (Stormwater Management And Road Tunnel) là hầm đường bộ kết hợp thoát lũ đầu tiên trên thế giới

Được biết, đơn vị phát triển đứng sau SMART, công trình giao thông mang tính biểu tượng của đất nước Malaysia là Gamuda Berhad – tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, kĩ thuật và phát triển hạ tầng tại không chỉ Malaysia mà cả trên bình diện Đông Nam Á, với hơn 45 năm kinh nghiệm hình thành và phát triển. Đây cũng là đơn vị xây dựng tuyến MRT Kajang Line, thuộc hệ thống giao thông tích hợp kết nối Kuala Lumpur và Thung lũng Klang.

Quy hoạch vùng đô thị - Giải pháp nền tảng để phát triển thành phố thông minh - Ảnh 2.

Dài 51 km, MRT Kajang Line là một trong những tuyến metro quy mô và hiện đại nhất thế giới được xây dựng hoàn toàn bởi nhà thầu nội địa

Khi mạng lưới giao thông công công hiện đại hoàn thiện, chính phủ Malaysia dễ dàng bắt tay vào phát triển những đô thị vệ tinh, thành phố thông minh dọc theo các trục đường mà không phải bận tâm đến giải tỏa, cải tạo hay quy hoạch lại các khu vực đã bị "nén chặt", từ đó thúc đẩy giãn dân cư và hình thành vùng đô thị cực lớn Kuala Lumpur – Putrajaya - Thung lũng Klang. Giải quyết bài toán giao thông liên vùng là việc TP.HCM cần tính đến đầu tiên trong lộ trình phát triển vùng đô thị thông minh, bền vững.

Đây có lẽ cũng là một yếu tố dẫn đến thành công cho vùng đô thị Kuala Lumpur.

Quy hoạch vùng đô thị - Giải pháp nền tảng để phát triển thành phố thông minh - Ảnh 3.

Gamuda Berhad được biết đến nhiều nhất với Gamuda Land chủ đầu tư của hai dự án khu đô thị quy mô là Gamuda City rộng 272 ha ở Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha ở TPHCM

Kể từ khi được thành lập vào 1976, Gamuda Berhad ngày nay đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật và phát triển hạ tầng châu Á. Ngoài hạ tầng, "gã khổng lồ" Malaysia cũng có tiếng tăm rất lớn trong mảng phát triển bất động sản. Đơn cử như tại Việt Nam, Gamuda Berhad được biết đến qua Gamuda Land – nhánh phát triển bất động sản của tập đoàn. Hiện tại, Gamuda Land là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài hàng đầu Việt Nam, chủ đầu tư của hai khu đô thị tiêu chuẩn quốc tế quy mô lớn nổi bật là Gamuda City tại Hà Nội và Celadon City tại TP.HCM.