Cởi nút thắt, khơi dòng tiền
Giữa tháng 2/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản 703/BTNMT-TCQLĐĐ, hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường về việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, bao gồm một số loại hình mới gồm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch… với thời hạn lên tới 50 năm. Đây chính là động thái tích cực giúp tháo gỡ nút thắt về mặt pháp lý cho các loại hình BĐS du lịch nghỉ dưỡng vốn đang "tắc" bấy lâu nay.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam cho rằng: "Nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp địa ốc trong những năm gần đây là vấn đề về pháp lý, và với những quyết tâm rất lớn và kịp thời của Chính phủ trong thời gian gần đây, sẽ là một công cụ hỗ trợ, một đòn bẩy đắc lực không chỉ cho các doanh nghiệp đang gặp khó trong lĩnh vực bất động sản, mà còn cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung".
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đã có kiến nghị gửi Thủ tướng và các Bộ liên quan về việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh loại hình dự án căn hộ du lịch. Theo đó, HoREA bày tỏ thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cấp sổ đỏ có thời hạn cho căn hộ du lịch.
Với văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kiến nghị của HoREA, những vướng mắc pháp lý với căn hộ du lịch đã dần có lời giải, dòng tiền đổ vào BĐS nghỉ dưỡng hứa hẹn sẽ được khơi thông.
Pháp lý vững chắc – át chủ bài của The Apus
Theo thống kê từ HoREA, cả nước hiện có khoảng 82.900 căn hộ du lịch, tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh du lịch như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… Tổng nguồn vốn đầu tư vào các dự án ước khoảng 100.000 tỉ đồng.