"Các doanh nghiệp làm một dự án mất khoảng 5 - 6 năm, nhưng để ra được một sản phẩm Luật hay Nghị định thì cơ quan chức năng cũng phải bỏ ra khoảng thời gian tương tự. Nói ra điều này để các doanh nghiệp hiểu và thông cảm cho cơ quan quản lý nhà nước", ông Phấn chia sẻ.
Để làm một dự án phát triển BĐS nghỉ dưỡng thì cần phải thông qua nhiều cơ quan khác nhau. Nguyên nhân do lúc làm là phải tính toán kỹ càng. Ông Phấn cho rằng, hiện nay đúng là nhu cầu thực của thị trường còn lớn, tiềm năng của BĐS đang có. Thế nhưng, chúng ta phải phát triển dự án sao cho có trọng tâm.
Thực tế thị trường BĐS hiện nay đang thừa cung. Vấn đề cung – cầu thì cần làm rõ, dự án du lịch nghỉ dưỡng là dành cho khách du lịch nghỉ ngơi, và nhu cầu thứ hai là chia sẻ kinh tế. Cụ thể, chủ đầu tư làm nhưng không bán, chỉ cho nhà đầu tư góp vốn rồi tự cho khách thuê, sau đó trả tiền cho nhà đầu tư.
Theo ông Phấn, việc pháp luật của chúng ta hiện nay chưa theo kịp thị trường BĐS là đúng. Bởi chiến lược phát triển của cơ quan nhà nước không phải "ngồi bốc thuốc" là ra. Liên quan đến vấn đề condotel, trong Luật Kinh doanh bất động sản, sản phẩm condotel được bán và người mua được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng đã được quy định rõ. Người dân muốn mua sản phẩm BĐS này thì phải nâng cao trình độ hiểu biết của mình lên để giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay, nói về Luật Kinh doanh BĐS thì việc sở hữu và cấp sổ đã được quy định rất rõ. Cũng đã có đề xuất cho người nước ngoài mua BĐS tại Việt Nam. Nhưng theo ông Phấn vấn đề là mua xong phải dùng đúng vào mục đích đó. Ông Phần đưa ví dụ, một công trình là nhà ở thì cá nhân nước ngoài mua được, nhưng nếu không phải là nhà ở thì người nước ngoài chưa mua được là đúng.
"Những vướng mắc của các dự án, của thị trường thì chúng tôi cũng đã biết rồi, nhưng để tháo gỡ thì cần phải có thời gian và phải xem xét qua nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay pháp luật là như thế, các doanh nghiệp đã làm rồi thì cũng đã biết. Nhưng sẽ có thay đổi để thị trường phát triển", ông Phấn nhấn mạnh.